Giáo án VNEN bài Nội tiết và vai trò của hoocmôn (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Nội tiết và vai trò của hoocmôn (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 27: NỘI TIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA HOOCMÔN (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trả lời được các câu hỏi: “ Thế nào là hệ nội tiết? Hooc môn là gì?
- Nhận biết được một số đặc điểm của hệ nội tiết
- Trình bày được vai trò của hooc môn đối với sụ sinh trưởng và phát triển.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng phân biệt được tuyến nội tiết và tuyến nội tiết.
- Rèn năng quan sát, mô tả, phân tích.
3. Thái độ
- Ứng dụng được những kiến thức về nội tiết trong việc phòng chống các bệnh do rối loạn nội tiết gây ra.
4. Các năng lực, phẩm chất
- Năng lực: NL quan sát, hợp tác, trình bày vấn đề trước tập thể, NL giải thích một số vấn về về sức khỏe có liên quan đến rối loạn nội tiết gây ra.
- Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường.
II. TRỌNG TÂM
- Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
- Vị trí và cấu tạo của các tuyến nội tiết
- Vai trò của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến tren thận, tuyến sinh dục
- Tìm hiểu hoạt động của các tuyến nộ tiết
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Các tranh câm: Vị trí các tuyến nội tiếp trên cơ thể.
- Phiếu học tập: Bảng 27.1, 2, 3
PHT: Khoanh tròn vào chữ cái trước Những dấu hiệu xuất hiện tuổi dậy thì mà em cho là đúng nhất (Nam làm cột nam, nữ làm cột nữ)
Nam Nữ
1.Lớn nhanh, cao vượt 1.Lớn nhanh
2.Cơ bắp phát triển 2.Hông nở rộng
3.Sụn giáp phát triển 3. Da trở lên mịn màng
4.Vỡ giọng, giọng ồm 4. Thay đổi giọng nói
5.Mọc ria mép 5. Vú phát triển
6.Mọc lông nách 6.Mọc lông nách
7.Mọc lông mu 7.Mọc lông mu
8.Vai rộng, ngực nở 8. Hông nở rộng
9.Cơ quan SD to ra 9.Bộ phận SD phát triển
10.Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển 10.Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển
11. Xuất hiện mụn trứng cá 11. Xuất hiện mụn trứng cá
12.Xuất tinh lần đầu 12. Bắt đầu hành kinh
2. HS
- Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học
2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ
3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não...
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về vai trò của hệ nội tiết, phân biệt tuyến nội tiết với ngoại tiết, vị trí của các tuyến nội tiết.
2. NL: Hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp... Phẩm chất: Sống yêu thương, biết VS cơ thể
3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống
4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ
5. KT: giao nhiệm vụ, động não...
GV: Cho HS hoạt động như sách hướng dẫn
HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi
GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: HS nắm được vai trò của hệ nội tiết
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác
Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập điền từ
GV giao NV cho cá nhân: Đọc và bổ sung các chữ còn thiếu trong đoạn thông tin. Và từ đó nêu vai trò của hệ nội tiết.
HS đọc và bổ sung các chữ còn thiếu trong đoạn thông tin. Nêu được vai trò của hệ nội tiết.
GV mời HS chia sẻ và chốt KT:
HS chia sẻ trước lớp, HS khác NX.
Giáo viên nhận xét. B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoàn thành bài tập điền từ
- Hệ nội tiết có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể nhờ các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra.

Đoạn thông tin điền đúng:
- Điều hòa - hooc môn – nội tiết - đường máu, tác động.
Hoạt động 2: Phân biệt được tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết
1. Mục tiêu: HS phân biết được tuyến nội tiết với ngoại tiết
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác
GV giao NV cho nhóm: QS H27.1 SHD thảo luận nhóm so sánh tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.
HS: Thảo luận nhóm so sánh tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.
GV gợi ý, lưu ý vào đường đi của các sản phẩm tiết để so sánh?
+ Mời HS chia sẻ, HS khác NX.
HS: Đại diện nhóm phát biểu, HS nhóm khác NX và bổ sung.
GV chốt KT 2. Phân biệt được tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết
* Giống nhau:
- Các TB tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.
* Khác nhau:
Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết
Chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích. Chất tiết theo ống dẫn tới các cơ quan tác động.

Hoạt động 3: Vị trí của các tuyến nội tiết
1. Mục tiêu: HS nắm được vị trí của các tuyến nội tiết
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác
GV giao NV cho cặp đôi: Quan sát H27.3 chọn các cụm từ thích hợp cho trước điền vào hình vẽ.
HS: HĐ cặp đôi quan sát H 27.3 chọn các cụm từ thích hợp cho trước điền vào hình vẽ.
GV cho đánh số theo hàng ngang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
GV mời HS phát biểu, HS khác NX
HS: Các cặp đôi đại diện phát biểu.
GV chốt KT 3. Vị trí và cấu tạo của các tuyến nội tiết
1- Vùng dưới đồi 7- Tuyến thượng thận
2- Tuyến yên 8- Thận
3- Tuyến tùng 9- Tuyến tụy
4-Tuyến giáp 10- Buồng trứng
5- Tuyến cận giáp 11- Tử cung
6-Tuyến ức 12- Tinh hoàn
- Tuyến sinh dục (10,11,12)
- Tuyến yên nằm ở nền sọ.
- Tuyến tùng nằm giữa não bộ.
- Tuyến giáp nằm trước sụn giáp của thanh quản.
- Tuyến ức nằm trong lồng ngực, sau xương ức.
- Tuyến trên thận nằm ở đầu trước 2 quả thận.
- Tuyến sinh dục nằm ở khoang bụng
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã nghiên cứu trong bài
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
3. NL cần đạt: năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức về sinh học. PC: Tự tin, tự lập
4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề
5. KT: đặt câu hỏi, công não
GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân làm BT1; 2 hoạt động luyện tập
HS: Hoạt động cá nhân, trình bày ra nháp => các học sinh trình bày ý kiến của bản thân
GV: Chữa bài C. Hoạt động luyện tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài tìm hiểu thực tế cơ thể về hoạt động của một số tuyến nội tiết
HS: Vận dụng KT vừa học tìm hiểu
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các bệnh liên quan đến hooc môn

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 7, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.