Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: ...................
Tiết số: ...................
BÀI 42-45: THỰC HÀNH
QUAN SÁT BỘ XƯƠNG , MẨU MỔ CHIM BỒ CÂU
XEM BĂNG HÌNH VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA CHIM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Học sinh nhận biết được một số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay lượn.
Xác định được các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết và sinh sản trên mẫu mổ của chim bồ câu.
Nhận biết được đời sống và một số tập tính của chim bồ câu
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng : Quan sát nhận biết kiến thức trên mẫu mổ.
Kĩ năng nắm bắt nội dung thông qua kênh hình
Rèn kĩ năng hoạt đông. hợp tác với nhóm.
3. Thái độ : Có thái độ nghiêm túc tỉ mỉ trong quá trình quan sát.
4. Năng lực
a. Các năng lực chung
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề:
- Năng lực tư duy sáng tạo:
- Năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
- Năng lực tìm kiếm thông tin trên internet
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Quan sát: Hình thành kĩ năng quan sát thông qua nghiên cứu vật mẫu.
- Phân loại sắp xếp theo nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Mẫu mổ chim bồ câu ( đã gỡ nội quan và có tiêm màu )
- Bộ xương chim, tranh bộ xương và cấu tạo trong của chim.
- Chuẩn bị máy chiếu, Băng hình về đời sống và tập tính của chim
2. Học sinh
- Nghiên cứu trước bài ở nhà
- Tìm hiểu về môi trường sống, thức ăn, cách chăm sóc con của một số loài thuộc lớp chim
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức. 1’
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kết hợp kiểm tra trong giờ thực hành.
3. Bài mới :
A. Khởi động. 2 phút
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Giáo viên hỏi cả lớp: Để thích nghi với đời sống bay lượn thì bộ xương của chim bồ câu có đặc điểm gì?
HS dự đoán
B2: Giáo viên ghi dự đoán ra góc bảng
B3: Giáo viên dẫn dắt vào bài: Để tìm hiểu bộ xương của chim bồ giúp nó thích nghi với đời sống bay lượn. Chúng ta cùng tìm hiểu tiết thực hành về bộ xương của chim bồ câu
B. Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1 : Quan sát bộ xương chim. 10’
Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay lượn.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức
B1:Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bộ xương chim bồ câu
B2: Học sinh quan sát trên mô hình, đối chiếu với hình 42. 1SGk để nhận biết các thành phần của bộ xương.
B3: Thảo luận nhóm nêu những đặc điểm của bộ xương chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn .
B4: Đại diện nhóm trình bày, giáo viên nhận xét và cho học sinh ghi nhớ kiến thức.
Bộ xương gồm:
+ Xương đầu.
+ Xương thân: Cột sống, lồng ngực
+ Xương chi: Xương đai, các xương chi
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA BỘ XƯƠNG CHIM BỒ CÂU
TT Các bộ phận của xương Đặc điểm cấu tạo Ý nghĩa với sự bay
1 Chi trước Biến thành cánh Động lực chủ yếu của sự bay
2 Xương ức Có mấu lưỡi hái rộng Là nơi bám của cơ ngực vận động của đôi cánh
3 Xương cánh và xương đùi Xốp nhẹ, không chứa tuỷ mà chứa các nhánh của túi khí.
4 Đai chi trước Gồm xương bả, xương quạ và xương đòn khớp với nhau tạo thành ổ khớp nông. Khớp động với nhau làm trụ vững chắc cho hoạt dộng của đôi cánh
5 Đai chi sau Xương chậu, xương háng, xương ngồi cùng với các đốt khớp hông tạo thành một khối vững chắc.
6 Các đốt sống cổ Khớp với nhau theo khớp yên ngựa Vận động của đầu rất linh hoạt
7 Các ngón chi sau Nằm về hai phía trước và sau Chim đứng vững, đậu và di chuyển dễ dàng .
8 Kết luận Bộ xương của chim nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc, thích nghi với sự bay lượn.
Hoạt động 2: Quan sát các nội quan trên mẫu mổ. 14’
Mục tiêu: Xác định được các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết và sinh sản trên mẫu mổ của chim bồ câu.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức
B1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát trên mẫu mổ .
- Cá nhân quan sát trên kênh hình và viết thu hoạch.
Thành phần cấu tạo của một số hệ cơ quan
Các hệ cơ quan Các thành phần cấu tạo trong hệ
Tiêu hoá - Thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, gan, tuỵ, huyệt.
Hô hấp - Khí quản, phổi
Tuần hoàn - Tim, các gốc động mạch, tì
Bài tiết - Thận
Hoạt động 3: Quan sát đời sống và tập tính của chim. 11’
- Giáo viên cho học sinh xem lần thứ nhất toàn bộ đoạn băng hình
- Giáo viên cho học sinh xem lại đoạn băng hình với yêu cầu quan sát
- Môi trường sống
- Cách di chuyển
- Cách kiếm ăn
- Hình thức sinh sản
- Hoàn thành bảng ở vở bài tập
- Thảo luận nội dung băng hình
B2: Giáo viên dành 7 phút để học sinh hoàn chỉnh nội dung bài của nhóm.
B3: Giáo viên đưa ra câu hỏi:
? Hãy tóm tắt những nội dung chính của băng hình?
? Kể tên những động vật quan sát được?
? Chim sống ở những môi trường nào?
? Hãy trình bày các loại thức ăn và cách kiếm mồi đặc trưng của từng nhóm chim?
? Chim sinh sản như thế nào?
? Em còn phát hiện những đặc điểm nào khác nữa ở chim?
- Học sinh dựa vào nội dung của bảng, trao đổi nhóm và hoàn thành câu trả lời.
+ Đại diện các nhóm lên ghi kết quả trên bảng, nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
B4: Giáo viên thông báo đáp án đúng để các nhóm để các nhóm tự sửa chữa.
4. Luyện tập. (3’)
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Cho học sinh chơi trò chơi: Điền tên các thành phần của các hệ cơ quan vào tranh câm cấu tạo trong cuả chim bồ câu
Đội nào hoàn thành xong trước thì giành phần thắng
5. Vận dụng, mở rộng tìm tòi. (2’)
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Hệ tiêu hóa của Chim bồ câu có gì sai khác so với những động vật đã học của ngành ĐVCXS? Điều đó có ý nghĩa gì?
Tại sao chim ngủ trên cành cây không bao giờ bị ngã?
6. Nhận xét - đánh giá. (1’)
Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm .
Thu dọn vệ sinh
7. Dặn dò. (1’)
- Hoàn thành bài viết thu hoạch.
- Soạn bài và tìm hiểu trước bài 46.
* Rút kinh nghiệm bài học: