Giáo án PTNL bài 53: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 53: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: ...................
Tiết số: ...................

CHƯƠNG VII: SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT
Bài 53: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SỰ VẬN ĐỘNG - DI CHUYỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức.
- Dựa trên toàn bộ kiến thức đã họcqua các ngành,các lớp nêu lên được sự tiến hoá thể hiện ở sự di chuyển,vận động cơ thể
- Nêu được các hình thức di chuyển ở một số loài động vật điển hình.
- Nêu được sự tiến hoá cơ quan di chuyển.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng lập bảng so sánh .
- Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ.
- GD ý thức bảo vệ môi trường và động vật
4. Năng lực
a. Các năng lực chung
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề:
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Quan sát : Hình thành kĩ năng quan sát thông qua nghiên cứu tranh ảnh.
- Phân loại sắp xếp theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Tranh H53.1 SGK
2. Học sinh
- Đọc trước bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP (45’)
1. Ổn định lớp ( 1’)
Ổn định lớp và Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: ( 44’)
A. KHỞI ĐỘNG ( 5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành khởi động thông qua hoạt động chơi trò chơi “BẠN CÓ BIẾT”.
Bước 2: Giáo viên chọn ở hai dãy lớp mỗi dãy 3 học sinh lên bảng xếp thành 2 hàng và yêu cầu:
? Một thành viên của 1 hàng kể tên một loài động vật; thành viên ở hàng đối diện phải nêu được môi trường sống và bộ phận di chuyển của loài vật đó? ( 3’)
? Nhận xét về sự đa dạng về môi trường sống cũng như cách di chuyển của các loài động vật đó?
B3: Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ kiến thức thực tế và sự hiểu biết của mình để trả lời các câu
hỏi
Dự kiến kết quả phần khởi động:
- N1: các loài động vật sống ở nhiều môi trường khác nhau, ở mỗi một môi trường chúng lại có một hình thức di chuyển khác nhau.
- N2: các loài động vật sóng ở khắp nơi, mỗi loài động vật có một cách di chuyển riêng.
B4: Giáo viên: Các em đã biết được sự đa dạng về môi trường sống cũng như hình thức di chuyển của các loài động vật thông qua trò chơi trên. Vậy tại sao các loài động vật lại có thể sống ở các môi trường khác nhau và có các hình thức di chuyển phù hợp như vậy thì bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi nghiên cứu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’)
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức di chuyển của động vật
Mục tiêu: Nêu được các hình thức di chuyển chủ yếu của động vật ( 13’)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
B1:Yêu cầu nghiên cứu SGK và H53.1 và làm bài tập.

+ Hãy nối các cách di chuyển ở các ô với loài động vật cho phù hợp.
B2: Giáo viên treo tranh H53.1 để học sinh chữa bài
B3: Giáo viên hỏi:
- ĐV có những hình thức di chuyển nào?
- Ngoài những ĐV ở đây em còn biết những ĐV nào? Nêu hình thức di chuyển của chúng?

B4: Giáo viên yêu cầu rút ra kết luận - Cá nhân tự đọc thông tin và quan sát H53.1 tr.172
- Trao đổi nhóm hoàn thành phần trả lời.
- Yêu cầu: 1 loài có thể có nhiều hình thức di chuyển
- Đại diện các nhóm lên chữa bài gạch nối bằng các màu khác nhau.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nhìn sơ đồ học sinh nhắc lại hình thức di chuyển của 1 số động vật như: bò bay, bơi, đi, ...
- Học sinh có thể kể thêm
Tôm: Bơi, bò, nhảy.
Vịt : Đi, bơi. 1. Các hình thức di chuyển của động vật

* Kết luận.
- ĐV có nhiều cách di chuyển như: đi, bò, chạy, đi, bay, ... phù hợp với môi trường sống và tập tính của chúng.
Hoạt động 2: Sự phức tạp hóa và sự phân hóa các
bộ phận di chuyển ở động vật ( 17’)
Mục tiêu: Nêu được các hình thức di chuyển ở một số loài động vật điển hình
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
B1: Giáo viên yêu cầu:
+ Nghiên cứu SGK quan sát H52.2 tr.173
+ Hoàn thành phiếu học tâp. nội dung SGK tr.173
B2: Giáo viên ghi nhanh đáp án của các nhóm lên bảng theo thứ tự 1,2,3, ...
B3: Giáo viên hỏi thêm:
+ Tại sao lựa chọn loài ĐV với đặc điểm tương ứng ?
- Khi nhóm nào chọn sai giáo viên giảng giải để học sinh lựa chọn lại.
B4: Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi phiếu kiến thức chuẩn. - Cá nhân tự nghiên cứu tóm tắt SGK quan sát H52.2
- Thảo luận nhóm hoàn thành nộ dung phiếu học tập
- Đại diện 1 vài nhóm trả lời đáp án nhóm khác bổ sung.
- Học sinh theo dõi, sử chữa.
2. Sự phức tạp hóa và sự phân hóa các bộ phận di chuyển ở động vật
TT Đặc điểm cơ quan di chuyển Tên động vật
1
2
3
4 - Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định.
- Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm chạp kiểu sâu đo.
- Cơ quan di chuyên còn rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi)
- Cơ quan di chuyển đã phân hoá thành chi phân đốt - Hải quỳ, san hô

- Thuỷ tức
- Rươi
- Rết
5 Bộ phận di chuyển đã phân hoá thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau - 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi
- 2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy.
- Vây bơi các tia vây bơi.
- Chi năm ngón có màng bơi
- Cánh được cấu tạo bằng lông vũ.
- Cánh được cấu tạo bằng màng da.
- Bàn tay, bàn chân cầm nắm. - Tôm sông
- Châu chấu
-Cá chép, cá trích.
- Ếch, cá sấu
- Hải âu
- Dơi
- Vượn
B1: Giáo viên yêu cầu theo dõi lại nội dung trong phiếu học tập trả lời câu hỏi:
- Sự phức tạp và phân hóa bộ phận di chuyển của động vật thể hiện như thế nào ?
- Sự phức tạp và phân hóa này có ý nghĩa gì ?
B2: Giáo viên tổng kết lại ý kiến của học sinh thành 2 vấn đề đó là:
- Sự phân hoá về cấu tạo các bộ phận di chuyển.
- Chuyên hoá dần về chức năng.
B3: Giáo viên yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận - Học sinh tiếp tục trao đổi nhóm theo 2 câu hỏi
Yêu cầu
+ Từ chỗ chưa có bộ phận di chuyển đến có bộ phận di chuyển đơn giản đến phức tạp dần.
+ Sống bám đến di chuyển chậm đến di chuyển nhanh.
+ Giúp cho việc di chuyển có hiệu quả.

- Đại diện một vài nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung
* Kết luận:
Sự phức tạp hóa và phân hóa của bộ phận di chuyển giúp động vật di chuyển có hiệu quả thích nghi với điều kiện sống.

C. LUYỆN TẬP (3’)
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Cho học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Trong sự phát triển của giới động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động, di chuyển là sự phức tạp hóa:
a. Từ chưa có chi đến thiếu chi rồi đủ chi phân hóa thành nhiều bộ phận
b. Từ chưa có chi đến có chi phân hóa thành nhiều bộ phận
c. Từ số chi chưa hoàn chỉnh đến dủ chi phân hóa thành nhiều bộ phận
d. Từ đủ chi tới tiêu giảm một số chi để tiết kiệm năng lượng cho cơ thể
D.VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG ( 5’)
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
* Vận dụng:
Cho tập hợp các sinh vật sau: Vịt trời, gà lôi, châu chấu, vượn, hươu, cá chép, giun đất, dơi, kanguru. Hãy sắp xếp thành từng nhóm sinh vật có một, hai, ba hình thức di chuyển
* Tìm tòi
- Nêu những đại diện có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển hoặc chỉ có 2 hình thức di chuyển có ở địa phương em?
- Bộ phận di chuyển ở động vật đã có tiến hoá như thế nào? Nêu một vài ví dụ để minh hoạ?
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VỀ NHÀ ( 1’)
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Ôn lại nhóm động đã học
- Đọc mục " Em có biết"
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 7, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.