Giáo án VNEN bài Cảm ứng ở sinh vật (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Cảm ứng ở sinh vật (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết
BÀI 11: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm ở sinh vật
- Mô tả được cơ chế cảm ứng của SV: Tiếp nhận kích thích – phân tích, tổng hợp – phản ứng trả lời.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát mẫu vật để xác định các hình thức sinh sản
- Giải thích được một số hiện tượng cảm ứng ở SV
- Vận dụng KT cảm ứng (PX ở ĐV) trong việc hình thành các thói quen tốt trong cuộc sống
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn, có hứng thú học môn sinh học
4. Các năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác, giao tiếp; NL làm thí nghiệm, quan sát tranh, phân tích, phán đoán; NL hoạt động cá nhân, hợp tác nhóm, giao tiếp, báo cáo khoa học; Năng lực giải quyết vấn đề, giải thích các tình huống liên quan đến cảm ứng trong đời sống tự nhiên.
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống gần gũi, hòa đồng với thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
II. TRỌNG TÂM
- Hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật
III. CHUẨN BỊ
1. GV
- Nghiên cứu kĩ SHD và các tài liệu liên quan
- Kim nhọn, đũa thủy tình, khay mổ
- PHT bảng 11.2, 11.3
2. HS
- Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV. Mỗi nhóm 1 con giun đất.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ
3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não...
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.
2. NL, PC: NL giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp... Phẩm chất: Sống yêu thương, gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ MT
3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống
4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ
5. KT: giao nhiệm vụ, động não, khăn trải bàn...
GV: Yêu cầu HS báo cáo kết quả làm thì nghiệm với cây xấu hổ
Thảo luận, trả lời hai câu hỏi:
+ Vì sao khi ta chạm vào lá cây trinh nữ lại cụp lại?
+ Vì sao khi trời nóng chúng ta lại toát mồ hôi?
HS: Thảo luận, trả lời hai câu hỏi
GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: HS nắm được cách làm thì nghiệm từ đó rút ra nội dung kiến thức cơ bản
2. NL cần đạt: NL làm thí nghiệm, NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tri thức về sinh học, NL tự nghiên cứu....
Phẩm chất: Sống yêu thương, biết chia sẻ, hòa đồng với thiên nhiên...
3. Hình thức tổ chức: Nhóm nhỏ trong lớp học.
4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác
5. KT: giao nhiệm vụ, công não, chia nhóm...
GV: giao NV cho HS hoạt động cá nhân đọc thông tin trang 83.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Nhận dụng cụ
+ Thực hiện thí nghiệm kích thích nhẹ vào con giun đất bằng kim, bằng đũa TT.
HS quan sát hoàn thành bảng 11.1
+ Sau đó HS HĐ nhóm: Thảo luận và trả lời câu hỏi a,b SHD.
+ HS báo cáo sản phẩm
GV: Đặt câu hỏi: Vậy cảm ứng là gì? Nêu VD về cảm ứng?
HS: Cá nhân trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét.
GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Thí nghiệm
Kết quả TN
Vị trí châm Phản ứng của giua đất

Châm kim Châm đũa TT
Đầu Giun co duỗi mạnh Giun co duỗi bt
Giữa Giun co duỗi Giun co duỗi chậm
Đuôi Giun co duỗi yếu Giun co duỗi chậm chạp
- Giun đất có thể cảm nhận được kích thích và phản ứng lại khi bị kim châm : do giun đất có tổ chức thần kinh
- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng thích hợp( trả lời) với các kích thích từ MT đảm bảo cho SV tồn tại và PT.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức cơ bản về hiện tượng cảm ứng
2. NL cần đạt: NL tự học, NL tri thức về sinh học, NL giải quyết vấn đề...
3. PC: Tự tin, tự lập
4. Hình thức tổ chức: Hoạt động cặp đôi.
5. PP: Nêu và giải quyết vấn đề.
6. KT: giao nhiệm vụ, công não.
GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi 1 như SHD
HS thảo luận, báo cáo, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Hướng dẫn HS chốt KT chuẩn C. Hoạt động luyện tập
VD Tác nhân kích thích Hình thức phản ứng
1 Chạm tay Cụp lá
2 Chạm bút Cụp lá
3 Nhiệt độ môi trường tăng Toát mồ hôi

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học trong bài về nhà tìm hiểu hiện tượng cảm ứng ở động, thực vật trong đời sống hàng ngày, cách thành lập PXĐK
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu một số hiện tượng: Tính hướng sáng...

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 7, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.