Giáo án PTNL bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: ...................
Tiết số: ...................

BÀI 21: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÂN MỀM
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được sự đa dạng của ngành thân mềm.
- Trình bày được đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi từ thân mềm.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ H21.1, bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng 2
- Học sinh: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Điền chú thích vào hình 18.3 SGK
3. Bài học
A. Hoạt động khởi động (5’): Giáo viên nêu các câu hỏi:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Ở các chợ địa phương e có các loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm?
Nước ta có những loài nào có giá trị xuất khẩu?
Dự đoán kích thước các loài?
Giáo viên hoàn thiện câu trả lời của học sinh vào phần bảng nhápbài mới:
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Ngành thân mềm có số loài rất lớn, chúng có cấu tạo và lối sống phong phú. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm và vai trò của thân mềm.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung
Mục tiêu: Thông qua bài tập học sinh thấy được sự đa dạng của thân mềm và rút ra được đặc điểm của ngành.
Hoạt động của GV - HS Nội dung
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát hình 21 và hình 19 SGK thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
? Nêu cấu tạo chung của thân mềm?
- Lựa chọn các cụm từ để hoàn thành bảng 1.
B2: Giáo viên treo bảng phụ, gọi học sinh lên làm bài.
B3: Giáo viên chốt lại kiến thức. - Đa dạng:
+ Kích thước: To, nhỏ
+ Môi trường sống: Ao, hồ, song, biển…
+ Tập tính: Bò chậm chạp, vùi lấp, di chuyển nhanh.
- Đặc điểm chung của ngành thân mềm:
+ Thân mềm không phân đốt.
+ Có vỏ đá vôi,
+ Khoang áo phát triển.
+ Ống tiêu hoá phân hoá.
+ Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

Các đặc điểm
Đại diện Nơi sống Lối ống Kiểu vỏ đá vôi Đặc điểm cơ thể Khoang áo phát triển
Thân mềm Không phân đốt Phân đốt
1. Trai sông Nước ngọt Vùi lấp 2 mảnh X X X
2. Sò Nước lợ Vùi lấp 2 mảnh X X X
3. Ốc sên Cạn Bò chậm Xoắn ốc X X X
4. Ốc vặn Nước ngọt Bò chậm Xoắn ốc X X X
5. Mực Biển Bơi nhanh Tiêu giảm X X X

- Từ bảng trên giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận:
? Nhận xét sự đa dạng của thân mềm?
? Nêu đặc điểm chung của thân mềm?
Hoạt động 2: Vai trò của thân mềm
Mục tiêu: học sinh nắm được ý nghĩa thực tiễn của thân mềm và lấy được các ví dụ cụ thể ở địa phương.
Hoạt động của GV - HS Nội dung
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập bảng 2 trang 72 SGK.
B2: Giáo viên gọi học sinh hoàn thành bảng.
B3: Giáo viên chốt lại kiến thức sau đó cho HS
thảo luận:
? Ngành thân mềm có vai trò gì?
? Nêu ý nghĩa của vỏ thân mềm? Vai trò của thân mềm
- Lợi ích:
+ Làm thực phẩm cho con người.
+ Nguyên liệu xuất khẩu.
+ Làm thức ăn cho động vật.
+ Làm sạch môi trường nước.
+ Làm đồ trang trí, trang sức.
- Tác hại: + Ăn hại cây trồng.
+ Là vật trung gian truyền bệnh.
4. Củng cố: học sinh làm bài tập sgk.
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
5. Vận dụng tìm tòi mở rộng.
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
* Câu hỏi hoa điểm 10: “Vì sao lại xếp mực bới nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?”
6. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị theo nhóm: con tôm sông còn sống, tôm chín.
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 7, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.