Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: ...................
Tiết số: ...................
CHƯƠNG IV: NGÀNH CHÂN KHỚP - LỚP GIÁP XÁC
BÀI 22: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI, HOẠT
ĐỘNG SỐNG CỦA TÔM SÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.
- Giải thích được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC
+ Giáo viên: Tranh cấu tạo ngoài của tôm.
+ HS - Mẫu vật: tôm sông
- Bảng phụ nội dung bảng 1, các mảnh giấy rời ghi tên, chức năng phần phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’):
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Bước 1: Cho học sinh quan sát mô hình và mẫu vật rồi đặt câu hỏi?
1. Có thể chia cơ thể tôm sông thành mấy phần?
2. Tại sao tôm có hiện tưởng bổ lột (lột vỏ)?
Bước 2: Dự kiến học sinh trả lời:
- Tôm chia thành 2 phần hoặc 3 phần
- Do lớp vỏ dày cứng không dãn nên tôm thay vỏ mới.
Bước 3: Giáo viên: Hoàn thiện câu trả lờivào bài.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Giáo viên giới thiệu đặc điểm chung ngành chân khớp và đặc điểm lớp giáp xác như SGK. Giới hạn nghiên cứu là đại diện con tôm sông.
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển
Mục tiêu: học sinh giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống ở nước, xác định được vị trí, chức năng của các phần phụ.
Hoạt động của GV - HS Nội dung
B1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu tôm, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
? Cơ thể tôm gồm mấy phần?
? Nhận xét màu sắc vỏ tôm?
? Bóc một vài khoanh vỏ, nhận xét độ cứng?
B2: Giáo viên chốt lại kiến thức.
B3: Giáo viên cho học sinh quan sát tôm sống ở các địa điểm khác nhau, giải thích ý nghĩa hiện tượng tôm có màu sắc khác nhau (màu sắc môi trường tự vệ).
? Khi nào vỏ tôm có màu hồng? 1. Quan sát cấu tạo ngoài
a. Vỏ cơ thể
- Quan sát đặc điểm vỏ cơ thể.
Các nhóm tiến hành quan sát
b. Các phần phụ của tôm
Cơ thể tôm chia làm 2 phần:
- Phần đầu - ngực: Mắt, râu, chân hàm, chân ngực
- Phần bụng: Chân bụng,tấm lái
Yêu cầu học sinh quan sát và ghi lại các bộ phận đó
+ Vẻ lại cấu tạo ngoài của tôm đã quan sát được và ghi chú thích.
Hoạt động 2: Các phần phụ và chức năng
Mục tiêu: Giải thích được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm.
Hoạt động của GV - HS Nội dung
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tôm :
+ Quan sát tôm hoạt động để xác định chức năng phần phụ.
B2: Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 1 trang 75 SGK.
B3: Giáo viên treo bảng phụ gọi SH dán các mảnh giấy rời.
- Gọi học sinh nhắc lại tên, chức năng các phần phụ. Cơ thể tôm sông gồm:
- Đầu ngực:
+ Mắt, râu định hướng phát hiện mồi.
+ Chân hàm: giữ và xử lí mồi.
+ Chân ngực: bò và bắt mồi.
- Bụng:
+ Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái).
+ Tấm lái: lái, giúp tôm nhảy.
Hoạt động 3: Di chuyển
Mục tiêu: học sinh xác định được các cách di chuyển của tôm
- Bò, bơi: tiến, lùi, nhảy.
HỌAT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ
Học sinh làm bài tập sgk.
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG.
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì?
- Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm?
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị thực hành theo nhóm: 2 con tôm sông còn sống.
* Rút kinh nghiệm bài học: