Giáo án PTNL bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của cá

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của cá. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: ...................
Tiết số: ...................

BÀI 34: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: học sinh nêu được của các đặc tính đa dạng của lớp cá qua các đại diện khác như: Cá nhám, cá đuối, lươn, cá bơn…Nêu ý nghĩa thực tiễn của cá đối với tự nhiên và đối với con nguời.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát để rút ra kết luận. Kĩ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ các loài cá trong tự nhiên và gây nuôi phát triển các loài cá có giá trị kinh tế cao.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Tranh ảnh một số loài cá sống trong các điều kiện sống khác nhau.
Bảng phụ ghi nội dung bảng (SGK tr.111).
- Học sinh: Đọc trước bài. Tranh ảnh về các loại cá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Cấu tạo trong nào giúp cá thích nghi với đời sống ở nước?
3. Bài mới:
A. Khởi động .5P
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Giáo viên cho học sinh xem video về các loại cá
B2: Giáo viên đặt câu hỏi:
?Các loài cá có những đặc điểm chung gì để phù hợp với môi trường sống ở nước?
HS trả lời
B3: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới
Cá là động vật có xương sống hoàn toàn sống ở nước. Cá có số lượng loài lớn nhất trong ngành động vật có xương sống. Chúng phân bố ở các môi trường nước trên thế giới và đóng một vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người
B. Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống.
Mục tiêu: Thấy được sự đa dạng của cá về số loài và môi trường sống.
Thấy được do sự thích nghi với môi trường sống khác nhau nên cá có cấu tạo và hoạt động sống khác nhau.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
* Đa dạng về thành phần loài.
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin → hoàn thành bài tập sau.
- Mỗi học sinh tự thu thập thông tin → hoàn thành bài tập
- Các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất đáp án
1. Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống:
* Đa dạng về thành phần loài:
- Số lượng loài cá lớn
- Cá gồm:

- Đại diện nhóm lên điền bảng → Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
B2: Giáo viên chốt lại đáp án đúng.
B3: Giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận:
+ Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương?
* Đa dạng về môi trường sống
B4: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H34.1-7 SGK → hoàn thành bảng SGK tr.111.
+ Điều kiện sống ảnh hưởng tới cấu tạo ngoài của cá như thế nào? + Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn
+ Lớp cá xương: Bộ xương bằng chất xương

* Đa dạng về môi trường sống:

- Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá

Hoạt động 2: Đặc điểm chung của cá.
Mục tiêu: Trình bày được các đặc điểm chung của cá.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
B1: Giáo viên cho học sinh thảo luận đặc điểm ?
- Cá nhân nhớ lại kiến thức bài trước thảo luận nhóm về các đặc điểm: Môi trường sống, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, đặc điểm sinh sản, nhiệt độ cơ thể.
- Đại dịên nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung.
- Học sinh thông qua các câu trả lời rút ra đặc điểm chung của cá.
B2: Giáo viên gọi 1-2 học sinh nhắc lại đặc điểm chung của cá. 2. Đặc điểm chung của cá:
- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang
+ Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Thụ tinh ngoài
+ Là động vật biến nhiệt.
Hoạt động 3: Vai trò của cá.
Mục tiêu: Trình bày được vai trò của cá trong tự nhiên và đời sống.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
B1: Giáo viên cho học sinh thảo luận:
+ Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người?
+ Mỗi vai trò hãylấy VD minh họa.
+ Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ta cần phải làm gì?
- Học sinh thu thập thông tin SGK và hiểu biết của bản thân trả lời.
B2: Một vài học sinh trình bày lớp bổ sung. 3. Vai trò của cá:
- Cung cấp thực phẩm
- Nguyên liệu chế biến thuốc chữa bệnh
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
- Diệt bọ gậy, sâu bọ có hại.
4. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những nội dung chính của bài bằng hệ thống câu hỏi.
5. Vận dụng tìm tòi mở rộng.
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Vận dụng. Em hãy kể về những lợi ích của nghề nuôi cá chép ở địa phương em ?
- Tìm tòi. Em hãy so sánh lợi ích của cá nước ngọt và cá nước mặn , cá nào đem lại lợi ích cho nền kinh tế nước ta cao hơn ?
6. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK.
- Đọc mục em có biết..
- Ôn tập toàn bộ phần động vật không xương sống.
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 7, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.