Giáo án PTNL bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: ...................
Tiết số: ...................

Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT - ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.
- Nêu được đặc điểm chung của động vật.
- Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- GD ý thức yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh hình 2.1 và 2.2 + Tranh tế bào ĐV và TV
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng 1/9 và 2/11 sgk
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Kẻ bảng 1 và bảng 2 vào vở + Sưu tầm tranh về TV và ĐV.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng và phong phú?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3 PHÚT)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Bước 1:
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh so sánh con gà với cây bàng.
Học sinh: Dựa vào kiến thức lớp 6 để trả lời.
- Giống nhau: Chúng đều là cơ thể sống.
- Khác nhau:
Con gà Cây bàng
- Biết ăn, uống, thải bỏ chất thải..
- Hô hấp lấy khí o2 để thở và thải khí co2
- Biết đi, chạy, nhảy, kêu..
- Biết đẻ trứng và ấp trứng, nuôi con…
…………………………….. Hút chất dinh dưỡng, nước và mối khoáng…
Quang hợp thải khí o2 và hút co2. Hô hấp thải khí co2 và hút o2.
Không di chuyển được
…………………………….

Bước 2: Các em đã thấy con gà và cây bàng cùng là cơ thể sống nhưng chúng khác nhau hoàn toàn về các đặc điểm sống. Đặc điểm chung của thực vật các em đã được học ở lớp 6. Vậy còn đặc điểm chung của động vật là gì? Theo em động vật có vai trò gì?
- Học sinh trả lời có thể đúng hoặc sai.
B3: Để kết luận được vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu nọi dung bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV - HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật
Mục tiêu: Tìm đặc điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật. Nêu được đặc điểm chung của động vật.
B1: Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát H 2.1 hoàn thành bảng trong SGK trang 9. (Giáo viên treo tranh) bảng phụ
? Phân biệt ĐV với TV.
Học sinh: Cá nhân quan sát hình vẽ SGK/9, đọc chú thích và ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm và trả lời
B2: Giáo viên kẻ bảng 1 lên bảng phụ để học sinh chữa bài.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm.
- Một học sinh trả lời,Các học sinh khác theo dõi, nhận xét.
- Học sinh theo dõi và tự sửa chữa bài.
- Giáo viên lưu ý: nên gọi nhiều nhóm để gây hứng thú trong giờ học.
B3: Giáo viên ghi ý kiến bổ sung vào cạnh bảng.
- Giáo viên nhận xét và thông báo kết quả đúng như bảng ở dưới.
- Giáo viên yêu cầu tiếp tục thảo luận:
? Động vật giống thực vật ở điểm nào?
? Động vật khác thực vật ở điểm nào? I. Phân biệt động vật với thực vật

- Động vật và thực vật:
+ Giống nhau: Đều là các cơ thể sống, đều cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản.
+ Khác nhau: ĐV có khả năng Di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, sống dị dưỡng nhờ vào chất hữu cơ có sẵn
- TV: không di chuyển, không có HTKvà giác quan, sống tự dưỡng, tự tổng hợp chất hữu cơ để sống.
Đặc
điểm
Đối tượng phân biệt Cấu tạo từ tế bào Thành xenlulo của tế bào Lớn lên và sinh sản Chất hữu cơ nuôi cơ thể Khả năng di chuyển Hệ thần kinh và giác quan
Không C Không Có Không Có Tự tổng hợp được Sd
chất h.cơ có sẵn Không Có Không Có
Đv X X X X X X
Tv X X X X X X
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của động vật
Mục tiêu: học sinh nắm được đặc điểm chung của động vật.
B1: - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập ở mục II trong SGK trang 10.
? Động vật có những đặc điểm chung nào?
- Học sinh nghiên cứu và trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung.
B2: Giáo viên ghi câu trả lời lên bảng và phần bổ sung.
- Học sinh theo dõi và tự sửa chữa. rút ra kết luận.
B3: Giáo viên thông báo đáp án đúng là: 1, 3, 4.
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Sơ lược phân chia giới động vật
Mục tiêu: học sinh nắm được các ngành động vật sẽ học trong chương trình sinh học lớp 7.
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh : N.cứu SGK /10
? Người ta phân chia giới ĐV NTN?
- Học sinh trả lời.
B2: Giáo viên giới thiệu: Động vật được chia thành 20 ngành, thể hiện qua hình 2.2 SGK. Chương trình sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản.
B3: học sinh nghe và ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 4: Tìm hiểu vài trò của động vật
Mục tiêu: học sinh nắm được lợi ích và tác hại của động vật
B1: Giáo viên: Yêu cầu các nhóm học sinh hoàn thành bảng 2: Động vật với đời sống con người (SGK/11).
B2: Giáo viên kẽ sẵn bảng 2 để học sinh chữa bài.
B3: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
? Động vật có vai trò gì trong đời sống con người?
- Học sinh hoạt động độc lập, yêu cầu nêu được:
+ Có lợi nhiều mặt nhưng cũng có một số tác hại cho con người.
Yêu cầu học sinh rút ra kết luận. II. Đặc điểm chung của động vật
- Động vật có đặc điểm chung là có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, chủ yếu dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn

III. Sơ lược phân chia giới động vật
- Có 8 ngành động vật
+ Động vật không xương sống: 7 ngành (ĐV nguyên sinh, Ruột khoang, Các ngành giun: (giun dẹp, giun tròn,giun đốt), thân mềm, chân khớp).
+ Động vật có xương sống: 1 ngành (có 5 lớp: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú).
IV. Tìm hiểu vai trò của động vật
- Động vật mang lại lợi ích nhiều mặt cho con người, tuy nhiên một số loài có hại.
STT Các mặt lợi, hại Tên loài động vật đại diện
1 Động vật cung cấp nguyên liệu cho người: Thực phẩm , Lông , Da - Gà. lợn, trâu, thỏ, vịt...
- Gà, cừu, vịt...
- Trâu, bò...
2 Động vật dùng làm thí nghiệm:
- Học tập nghiên cứu khoa học
- Thử nghiệm thuốc
- Ếch, thỏ, chó...
- Chuột, chó...
3 Động vật hỗ trợ con người
- Lao động
- Giải trí, thể thao
- Bảo vệ an ninh - Trâu, bò, ngựa, voi, lạc đà...
- Voi, gà, khỉ...
- Ngựa, chó, voi...
- Chó.
4 Động vật truyền bệnh - Ruồi, muỗi, rận, rệp...

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
B1: Giáo viên cho học sinh đọc kết luận cuối bài.
B2: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1 và 3 SGK trang 12.(tham khảo ôn tập sinh trang8, SGK)
Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Kể tên một số động vật gặp ở xung quanh nơi em ở , hãy chỉ rõ nơi cư trú của chúng.
Học sinh: Trong nhà có ruồi, muỗi, kiến, thằn lằn, gián, nhện…Ngoài chuồng trại có trâu, bò, heo, gà, vịt…Trên cây trồng có sâu, bọ, ong ,bướm, chim, chóc…Dưới ao hồ có cá, tép, tôm, cua,..
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Em hãy cho ví dụ về loài động vật không có khả năng di chuyển được.
Học sinh: San hô, một số giun sán kí sinh có móc câu bám chặt vào thành ruột, một số hải quỳ.
4. Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”.
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 7, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.