Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 26: BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI (T3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Liệt kê được các thành phần của hệ bài tiết nước tiểu.
- Mô tả được cấu tạo của thận và chức năng của chúng.
- Mô tả được quá trình thải tạo thành nước tiểu ,quá trình thải nước tiểu.
- Trình bày được khái niệm bài tiết ,cân bằng nội môi và vai trò của nó đối với cơ thể sống.
- Trình bày được tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó.
2. Kĩ năng
Rèn năng quan sát, mô tả, phân tích .
3. Thái độ
Có ý thức xây dựng các thói quen sống KH để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
4. Các năng lực, phẩm chất
- Năng lực: NL quan sát, hợp tác, trình bày vấn đề trước tập thể, NL giải thích một số vấn về về sức khỏe có liên quan đến hệ bài tiết và VS hệ bài tiết.
- Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường.
II. TRỌNG TÂM
- Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
- Tạo thành nước tiểu, thải nước tiểu
- Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
- Bài tiết và cân bằng nội môi
III. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Các tranh vẽ có liên quan đến hệ bài tiết.
+ Phiếu học tập: Bảng 26.1.
- HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học
2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ
3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não...
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về cấu tạo, chức năng của hệ bài tiết trong cơ thể người.
2. NL: Hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp.. Phẩm chất: Sống yêu thương, biết VS cơ thể
3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống
4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ
5. KT: giao nhiệm vụ, động não...
GV: Cho HS hoạt động như sách hướng dẫn
HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi
GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: HS nắm được vai trò của bài tiết
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, hoạt động hợp tác
GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS: Trả lời câu hỏi và làm BT điền từ.
HS thảo luận nhóm: trả lời câu hỏi và làm BT điền từ (7 phút)
GV: gọi đại diện 1 nhóm lên báo cáo sản phẩm. Nhóm khác NX, BS.
HS đại diện nhóm báo cáo KQ, HS khác NX.
GV: Chốt đáp án
HS học khái niệm bài tiết trong SDH sau khi đã điền đúng( ko cần ghi vào vở)
GV giao NV cho cá nhân: Đọc tên nhãn thuốc và trả lời câu hỏi, sắp xếp các câu thành 1 đoạn văn.
Cá nhân HS trả lời câu hỏi: Đọc tên nhãn thuốc và trả lời câu hỏi, sắp xếp các câu thành 1 đoạn văn
GV: mời HS nêu đáp án.
HS trình bày, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV giao NV cho nhóm: Hoàn thành NV trong 5p sắp xếp lại đoạn văn
HS thảo luận nhóm.
GV yêu cầu nhóm trình bày.
HS đại diện nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, chốt kiến thức.
GV: Giao nhiệm vụ cho HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi cuối phần 5.
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi cuối phần 5
+ Đại diện nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét đánh giá và chốt KT
GV nhắc HS học trong SHD các khái niệm cân bằng nội nôi. B. Hoạt động hình thành kiến thức
5. Bài tiết và cân bằng nội môi
- Ngoài nước tiểu cơ thể còn sản phẩm thải là
+ Khí CO2 do phổi đảm nhận
+ Mồ hôi do da đảm nhiệm
- Hằng ngày cơ thể ta không ngừng lọc và thải ra ngoài môi trường các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng nên gây hại cho cơ thể .Quá trình đó được gọi là bài tiết
Đáp án: (2) -> (1) -> (3) -> (4)
- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể
VD: Duy trì nồng độ glucozo trong máu ở người là 0,1%, duy trì thân nhiệt ở người là 36,70C
- Thận có vai trò quan trọng trong điều hòa cân bằng nội môi vì thận có vai trò ổn định một số thành phần của máu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.
- Hiện tượng mất cân bằng nội môi làm cơ thể bị nhiễm độc có các biểu hiện mệt mỏi ,nhức đầu thậm chí hôn mê và chết
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã nghiên cứu trong bài
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
3. NL cần đạt: năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức về sinh học. PC: Tự tin, tự lập
4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề
5. KT: đặt câu hỏi, công não
GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân làm BT 3; 4; 5 phần hoạt động luyện tập
HS: Hoạt động cá nhân, trình bày ra nháp => các học sinh trình bày ý kiến của bản thân
GV: Chữa bài C. Hoạt động luyện tập
Bài 4: Hệ bài tiết nước tiểu gồm:
+ Thận: gồm 2 quả với 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu
+ Ống dẫn nước tiểu; Bóng đái; Ống đái
- Hoạt động này do phổi, thận, da đảm nhiệm:
+ Phổi bài tiết CO2
+ Da bài tiết các chất thải qua mồ hôi
+ Thận bài tiết các chất thải qua nước tiểu
- Thận giúp duy trì ổn định nồng độ, thành phần các chất trong máu
Bài 5: Thận nhân tạo gồm: dịch thận nhân tạo, hệ thống lọc, bơm
- Vai trò: Lọc máu
- Nếu không được chạy thận nhân tạo thì cơ thể của bệnh nhân sẽ bị tích lũy chất thải, độc hại mất cân bằng nội môi
- Thành phần cơ bản nhất là hệ thống màng lọc - mô phỏng vách mao mạch cầu thận
- Cầu thận là thành phần cấu tạo của thận
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài tìm hiểu thực tế cơ thể về quá trình thải nước tiểu và các bệnh về hệ bài tiết
HS: Vận dụng KT vừa học tìm hiểu
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các bệnh về hệ bài tiết