Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 29: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HỌC TẬP (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được PXCĐK và PXKĐK.
- Giải thích được cơ sở khoa học của sự ghi nhớ kiến thức.
- Nêu được vai trò của tiếng nói và chữ viết trong học tập.
- Hình thành và ức chế được các PXCĐK theo hướng có ích cho hoạt động học tập.
2. Kĩ năng
- Rèn năng quan sát, mô tả, phân tích.
3. Thái độ
- Ứng dụng được những kiến thức về PXCĐK để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa.
4. Các năng lực, phẩm chất
- Năng lực: NL quan sát, hợp tác, trình bày vấn đề trước tập thể, NL hình thành thói quen tốt trong học tập, tập quán, nếp sống có văn hóa.
- Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường.
II. TRỌNG TÂM
- Phân biệt được phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
- Tìm hiểu về sự hình thành, ức chế phản xạ có điều kiện
- Tìm hiểu vai trò của phản xạ có điều kiện với hoạt động học tập
III. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Phiếu học tập
- HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học
2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ
3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não...
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: : Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về cơ sở khoa học của việc học tập
2. NL: Hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp... Phẩm chất: Sống yêu thương, biết VS cơ thể
3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống
4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ
5. KT: giao nhiệm vụ, động não...
GV: Cho HS hoạt động như sách hướng dẫn
HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi
GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: HS nắm được điểm khác nhau cơ bản giữa PXCĐK và PXKĐK
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác
Hoạt động 1: Phân biệt PXCĐK và PXKĐK
GV giao NV cho nhóm: HĐ trong thời gian 2 phút.
? Quan sát hình trong bảng 29.1 và phân loại PXCĐK với PXKĐK
HS quan sát hình trong bảng H 29.1 thảo luận phân biệt PXKĐK và PXCĐK.
GV mời đại diện nhóm HS chia sẻ, nhóm HS khác NX.
HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung. B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Phân biệt PXCĐK và PXKĐK
- PXKĐK: 1, 5
- PXCĐK: 2, 3, 4, 6
Hoạt động 2: Thảo luận và trả lời câu hỏi
1. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm hai loại PX, mối liên hệ giữa hai loại PX
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác
GV giao NV cho nhóm: HĐ trong thời gian 5 phút
+ Gọi đại diện các nhóm trình bày: Mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi
? PXKĐK là gì?
? PXCĐK là gì?
? Mối liên quan giữa PXCĐK và sự rèn luyện trong quá trình học tập?
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phần 2 SHD.
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt KT 2. Thảo luận và trả lời câu hỏi
- PXKĐK là PX sinh ra đã có, ko cần phải học tập.
- PXCĐK: là PX được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập , rèn luyện, rút kinh nghiệm.
- Mối liên quan giữa PXCĐK và sự rèn luyện trong quá trình học tập: PXCĐK chỉ được hình thành trong qúa trình học tập rèn luyện. Trong học tập cần hình thành các PXCĐK: VD:Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đế lớp, ngồi học chú ý nghe giảng, tích cực thảo luận nhóm ....
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự hình thành PXCĐK
1. Mục tiêu: HS nắm được sự hình thành PXCĐK
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi
- GV giao NV cho cá nhân: (2p)
+ Sắp xếp lại thứ tự các hình cho đúng với trình tự quá trình hình thành PXCĐK.
HS hoạt động cá nhân sắp xếp lại thứ tự các hình cho đúng với trình tự quá trình hính thành PXCĐK.
GV mời HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét.
HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức 3. Tìm hiểu sự hình thành PXCĐK
Trình tự quá trình hình thành PXCĐK: 3 - 4 – 2 - 1
1- Có sự tác động của kích thích CĐK: tiếng chuông- chó ko có ht gì)
2- Kích thích KĐK: bát đựng thức ăn: chó tiết nước bọt
3- Kết hợp kích thích CĐK và kích thích KĐK: tiếng chuông và bát đựng TA cùng tác động (một thời gian dài): chó tiết nước bọt
4- PXCĐK được hình thành: Rung chuông chó tiết nước bọt
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã nghiên cứu trong bài
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
3. NL cần đạt: năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức về sinh học. PC: Tự tin, tự lập
4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề
5. KT: đặt câu hỏi, công não
GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân làm BT1 hoạt động luyện tập
HS: Hoạt động cá nhân, trình bày ra nháp => các học sinh trình bày ý kiến của bản thân
GV: Chữa bài C. Hoạt động luyện tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài tìm hiểu thực tế cơ thể về sự hình thành PXCĐK
HS: Vận dụng KT vừa học tìm hiểu
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các thói quen tốt và thói quen không tốt