Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 30: SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm sức khỏe, các yếu tố của sức khỏe.
- Tính được chỉ số BMI, đánh giá được tình trạng gầy, béo của mỗi người qua chỉ số BMI.
- Mô tả được các yếu tố tác động đến sức khỏe con người: kể tên được các yếu tố gây hại, tác hại của các yếu tố đó với cơ thể người và các biện pháp hạn chế tác hại đó.
2. Kĩ năng
- Rèn năng quan sát, mô tả, phân tích.
3. Thái độ
- Đề xuất được các biện pháp rèn luyện để có sức khỏe đảm bảo học tập tốt.
4. Các năng lực, phẩm chất
- Năng lực: NL quan sát, hợp tác, trình bày vấn đề trước tập thể, năng lực tính toán.
- Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường.
II. TRỌNG TÂM
- Giữ gìn sức khỏe
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Phiếu học tập
PHT số 1
STT Vấn đề sức khỏe Cách phòng tránh
1 Dịch cúm mùa
2
3
PHT số 2
Tên bạn Chiều cao Cân nặng Chỉ số BMI Thể trạng
PHT số 3
STT Yếu tố gây hại Tác hại lên các hệ cơ quan của cơ thể
1 Rác thải sinh hoạt
2 Thức ăn bị nhiếm độc (chất bảo quản thực phẩm) hoặc bị ôi thiu…
3
4
5
…
2. HS
- Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học
2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ
3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não...
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về biện pháp giữ gìn sức khỏe.
2. NL: Hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp... Phẩm chất: Sống yêu thương, biết VS cơ thể
3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống
4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ
5. KT: giao nhiệm vụ, động não...
GV: Cho HS hoạt động như sách hướng dẫn
HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi
GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: HS nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó có biện pháp giữ gìn phù hợp
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, hoạt động hợp tác
GV giao NV cho nhóm: Hoàn thành bảng 30.2 trong SHD (PHT số 3)
HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ phân tích tác động của MT với sức khỏe, thảo luận hoàn thành bảng 30.2 (PHT số 3)
GV: Gọi đại diện các nhóm trình bày.
HS: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, đánh giá, chốt KT.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Giữ gìn sức khỏe
a, Môi trường với sức khỏe
Bảng 30.2 - Những yếu tố của môi trường gây hại cho sức khỏe con người.
TT Yếu tố gây hại Tác hại lên các hệ cơ quan của cơ thể người
1 Rác thải sinh hoạt - Da viêm da
- Hệ hô hấp viêm phổi
- Rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến HĐ của gan.
2 Thức ăn bị nhiễm
độc (chất bảo quản thực phẩm) hoặc bị ôi thiu… - Hệ tiêu hóa: ngộ độc gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn
- Hệ thần kinh gây đau đầu , hôn mê.
3 Khói thuốc lá - Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa
4 Bụi mạt Hệ hô hấp, da.
5 Nấm mốc - Hệ tuần hoàn ,hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.
... .... ....
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã nghiên cứu trong bài
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
3. NL cần đạt: năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức về sinh học. PC: Tự tin, tự lập
4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề
5. KT: đặt câu hỏi, công não
GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân làm BT 3 hoạt động luyện tập
HS: Hoạt động cá nhân, trình bày ra nháp => các học sinh trình bày ý kiến của bản thân
GV: Chữa bài C. Hoạt động luyện tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài tìm hiểu thực tế cơ thể về tình trạng sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
HS: Vận dụng KT vừa học tìm hiểu
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các thói quen tốt và thói quen không tốt cho sức khỏe