Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: ...................
Tiết số: ...................
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố và khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh qua các chương I,II
- Thông qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về kiến thức và kĩ năng vận dụng.
- Đồng thời giáo viên rút ra được những nội dung cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học của mình
- Học sinh thấy được kết quả học tập thông qua bài kiểm tra để điều chỉnh việc học ở học kỳ II
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng suy nghĩ tư duy độc lập, tự đánh giá.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc không quay cóp, gian lận trong trong kiểm tra, thi cử. Trình bày rõ ràng, đẹp, đúng yêu cầu đề ra.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Phát đề
A. Thiết kế Ma trận
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Lớp lưỡng cư - Đặc điểm chung của lớp cá ?
- Giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm? Đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các động vật có xương sống đã học?
Số câu: Số câu:1 Câu
2.0 điểm Số câu:1 Câu
3.0 điểm
Lớp bò sát - Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư ?
Hệ tuần hoàn và hô hấp ở thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn như thế nào? Giải thích tại sao bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay ?
Số câu:1 Câu
2.0 điểm Số câu:1 Câu
3.0 điểm
Lớp chim
- Vai trò của lớp chim
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
Số câu:1 Câu
2.0 điểm Số câu:1 Câu
3.0 điểm
Lớp thú
- Vai trò của lớp thú.
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù?
Số câu:1 Câu
2.0 điểm Số câu:1 Câu
2.0 điểm
Tổng số câu:
Tổng số điểm: Số câu: 2 câu
40 điểm Số câu:1 câu
3 điểm Số câu:1 câu
3 điểm
B. Đề kiểm tra
MÃ ĐỀ
Câu 1 (2.0đ): Nêu đặc điểm chung của lớp cá?
Câu 2 (3.0đ): Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
Câu 3 (2.0đ): Nêu vai trò của lớp thú.
Câu 4 (3.0đ): Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm? Nêu những đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các động vật có xương sống đã học?
C. Biểu điểm và đáp án
MÃ ĐỀ:
Câu Nội dung Điểm
1(2đ) Cá là những động vật có xương sống thích nghi đời sống hoàn toàn dưới nước.
Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
Cá có 1 vòng tuần hoàn, tim hai ngăn chứa máu đỏ thẩm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
- Là động vật biến nhiệt
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
2(3đ) - Thân hình thoi: Giảm sức cản không khí khi bay
- Chi trước biến thành cánh: Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng: Giúp cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng
- Mỏ sừng, hàm không có răng : Làm đầu chim nhẹ
- Lông tơ: Giữ nhiệt và làm thân chim chim nhẹ
- Cổ dài, đầu linh hoạt nhằm phát huy tác dụng của các giác quan.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
3(2đ) - Cung cấp thực phẩm, sức kéo.
- Dược liệu, nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ và tiêu diệt gặm nhấm có hại. 1.0đ
1.0đ
4(3đ) - Bởi vì ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, da khô cơ thể mất nước ếch sẽ chết do đó ếch sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước.
- Ếch bắt mồi về ban đêm do ban đêm thường có nhiều mồi và cũng do hô hấp bằng da nên cần môi trường ẩm ướt về đêm.
- Hệ tuần hoàn: tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn kín. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Hệ hô hấp: phổi có nhiều phế nang được bao bọc bởi hệ mao mạch giúp sự trao đổi khí dễ dàng. Cơ hoành tham gia vào hoạt động hô hấp. 0.75đ
0.75đ
0.75đ
0.75đ
3. Hướng dẫn học bài ở nhà: Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm bài học: