Giáo án VNEN bài Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: Vai trò của trai đổi nước, sự dinh dưỡng và trao đổi khí ở sinh vật.
- Phân tích được quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể sinh vật, mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
2. Kĩ năng
- Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học
3. Thái độ
- Có hứng thú yêu thích môn học
4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Sự trao đổi nước
- Sự dinh dưỡng
- Sự trao đổi khí
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh về trao đổi chât ở cây xanh, dd Ca(OH)2
2. Học sinh
Chuẩn bị trước bài, mỗi nhóm:
+ Vẽ tranh câm về TĐC ở cây xanh
+ 5 miếng bìa hình lục giác ghi phân tử đường
+ 1 chiếc kéo
+ 1 cái bánh mì nhỏ (1 nhóm chuẩn bị cho cả lớp)
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS, kích thích trí tò mò muốn khám phá kiến thức
2. NL, PC: hình thành NL sử dụng NN, NL hợp tác, NL diễn thuyết
3. PC: Yêu thương bản thân và những người xung quanh
4. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cả lớp trong lớp học
5. PP: nêu và giải quyết vấn đề
6. KT: giao nhiệm vụ, công não
GV yêu cầu:
- Cá nhân HS đọc thầm mục tiêu và trả lời: Với bài này chúng ta cần đạt mục tiêu gì?
- GV giao nhiệm vụ cho cá nhân, nhóm như SHD (thời gian 5 phút)
HS: hoạt động nhóm chơi trò chơi như SHD
Sản phẩm: HS thực hiện được trò chơi và hiểu vai trò của chất xúc tác. A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. NL- PC: năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo , năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp . Biết chia sẻ, yêu thương, hòa đồng với những người xung quanh
2. HTTC: Hoạt động nhóm
3. Phương pháp: HĐCN, nhóm
4. Kỹ thuật: Động não, tia chớp.
Hoạt động 1: Trao đổi nước
GV: yêu cầu HS đọc thông tin phần in nghiêng SHD (5 phút)
HS: đọc SHD
+ Hoàn thành chú thích H 8.1 trong tranh câm mình vẽ
+ Chốt được vào vở
Phần chữ in nghiêng SHD
Sản phẩm: HS hiểu được CT muốn tồn tại và PT phải có sự TĐC với MT và điền đúng
1- Hơi nước 2- khí cacbonic
3- khí oxi 4- ánh sáng
5- chất h/cơ 6- nước, muối khoáng
7 – khí oxi 8- khí cácbonic
Dự đoán: nếu cây ngừng TĐC với MT cây sẽ còi cọc dần và chết B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Trao đổi nước
Vai trò của nước:
Nước rất cần cho cây
Trao đổi nước diễn ra trong suốt đời sống của cây: QT hấp thụ nước ở rễ, quá trình VC nước trong thân, QT thoát hơi nước ở lá
Cây cần 1 lượng nước rất lớn trong đời sống của nó
- Vai trò của QT thoát hơi nước qua lá:
+ Giúp cây ko bị đốt nóng
+ Tạo lực hút để cây hút nước và muối khoáng
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố được KT cơ bản
2. NL: giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học ;
3. PC: yêu thương những người xung quanh
4. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm trong lớp học
5. PP – KTDH: Hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề; KT: chia nhóm, giao nhiệm vụ
GV: Nêu vấn đề thảo luận nhóm làm BT 1 – 5
HS: thảo luận, làm BT, đại diện các nhóm đưa ra ý kiến
Sản phẩm: HS trả lời và làm được bài tập SHDH
GV: Chỉnh sửa bổ sung KT (nếu cần) C. Hoạt động luyện tập
- NL được chuyển hóa trong cơ thể qua QT TĐC
- Năng lượng được tổng hợp( đồng hóa) trong quá trình tự dưỡng (ở TV) dị dưỡng (ở ĐV)
Được giải phóng trong QT phân giải( dị hóa) để SD vào HĐ của CT và 1 phần biến thành nhiệt.
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng giúp mọi HĐ sống của CT diễn ra bình thường giúp CT lớn lên ST và PT
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu để trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao trời nắng nóng cây có hiện tượng bị héo lá, người cảm thấy nhanh khát nước?
HS: Vận dụng KT trả lời
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu sự vận chuyển nước và vai trò của nước đối với sự điều hòa sinh lý của cơ thể con người

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 7, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.