Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 23: TIÊU HÓA VÀ VỆ SINH TIÊU HÓA (T3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được các cơ quan của hệ tiêu hóa ở người trên tranh vẽ.
- Nêu được bản chất của quá trình tiêu hóa và mô tả được quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa.
- Đề ra được các biện pháp bảo vệ HTH và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
2. Kĩ năng
- Rèn năng quan sát, mô tả.
3. Thái độ
- Hình thành được ý thức giữ gìn vệ sinh hệ tiêu hóa.
4. Các năng lực, phẩm chất
- Năng lực: NL quan sát, hợp tác, trình bày vấn đề trước tập thể, NL giải thích một số vấn đề về sức khỏe có liên quan đến hệ tiêu hóa.
- Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường.
II. TRỌNG TÂM
- Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
- Các bộ phận của hệ tiêu hóa
- Vệ sinh hệ tiêu hóa
III. CHUẨN BỊ
- GV: Các tranh vẽ có liên quan đến hệ tiêu hóa
- HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học
2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ
3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não...
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về cách vệ sinh hệ tiêu hóa
2. NL: Hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp...
Phẩm chất: Sống yêu thương, biết VS cơ thể
3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống
4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ
5. KT: giao nhiệm vụ, động não...
GV: Đặt câu hỏi:
+ Kể tên 1 số bệnh thường gặp về hệ tiêu hóa.
HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi
GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: HS nêu được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác
GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ bảng 23.3, thảo luận nhóm, hoàn thành bảng và trả lời các câu hỏi dưới bảng
HS: Hoạt động nhóm, hoàn thành bảng, trả lời câu hỏi, đại diện nhóm báo cáo
GV: nhận xét, bổ sung (nếu cần) B. Hoạt động hình thành kiến thức
3. Vệ sinh hệ tiêu hóa
- Các tác nhân: Các VSV, các chất độc hại có trong thức ăn đôg uống, chế độ ăn uống không đúng các và ko hợp lí ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa và HĐ tiêu hóa.
- Biện pháp BV hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả: Cần hình thành thói quen ăn uống hợp VS, ăn khẩu phần ăn hợp lí, ăn uống đúng cách và VS răng miệng sau khi ăn để BV hệ tiêu hóa tránh các tác nhân có hại.
- Khẩu phần ăn là: Là xuất ăn của 1 người trong 1 ngày nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Thực phẩm sạch và an toàn là thực không chứa các chất có thể hoặc có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của con người.
- Thực hiện VSATTP:
+ Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.
+ Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.
+ Nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay, thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã nghiên cứu trong bài
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
3. NL cần đạt: năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức về sinh học; PC: Tự tin, tự lập
4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề
5. KT: đặt câu hỏi, công não
GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân làm BT2 hoạt động luyện tập
HS: Hoạt động cá nhân, trình bày ra nháp => các học sinh trình bày ý kiến của bản thân
GV: Chữa bài C. Hoạt động luyện tập
- Nên: 1, 2, 3, 5, 7, 8
- Không nên: 4, 6
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài tìm hiểu cách bảo quản thực phầm, thức ăn trong gia đình
HS: Vận dụng KT vừa học tìm hiểu
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV yêu cầu HS viết báo cáo về một số bệnh thường gặp thuộc hệ tiêu hóa
- Tên bệnh
- Triệu chứng
- Nguyên nhân