Giáo án VNEN bài Sự sinh sản ở sinh vật (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Sự sinh sản ở sinh vật (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 10: SỰ SINH SẢN Ở SINH VẬT (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là sinh sản ở sinh vật
- Phân biệt được các hình thức sinh sản của sinh vật
- Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát mẫu vật để xác định các hình thức sinh sản
- Ứng dụng kiến thức sinh sản ở sinh vật trong thực tiễn: tăng số con, điều chỉnh tỉ lệ đực- cái, nhân giống, nuôi cấy mô….
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn, có hứng thú học môn sinh học
4. Các năng lực, phẩm chất
- Năng lực:
+ NL quan sát tranh, giải quyết vấn đề, hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học
+ NL vận dụng kiến thức về sinh sản đã học vào trồng trọt, chăn nuôi.
- Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường, gần gũi với thiên nhiên.
II. TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu sinh sản vô tính ở sinh vật
- Tìm hiểu sinh sản hữu tính ở sinh vật
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. GV
- Lập KH bài dạy
- Chuẩn bị 1 số mẫu vật: Cây rau má, Lá phải bỏng, củ gừng...
Bảng 10.2. Các hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật
Hình thức sinh sản Đại diện Đặc điểm
2. HS
- Nghiên cứu trước bài, chuẩn bị trước bảng 10.1
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ
3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS tìm hiểu thế nào là sinh sản, có những hình thức sinh sản nào
2. NL, PC: NL giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức về sinh sản đã học vào trồng trọt, chăn nuôi; Phẩm chất: Sống yêu thương, gần gũi với thiên nhiên.
3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân chơi trò chơi
4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề
5. KT: giao nhiệm vụ, công não
GV cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?
Kể tên các kiểu sinh sản, lấy VD tên sinh vật cụ thể.
HS: Tham gia trò chơi
- GV và lớp trưởng làm trọng tài, ghi lại kết quả; tuyên dương HS có nhiều đáp án đúng nhất
GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: Nắm được khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính, vai trò của sinh sản vô tính
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm trong lớp học, quan sát tranh, vận dụng KT đã học vào chăn nuôi, trồng trọt.
3. NL: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, NL hợp tác... PC: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường, gần gũi với thiên nhiên.
4. PP: Dạy học nhóm nhỏ
5. KT: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, khăn trải bàn
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm thảo luận, hoàn thành bảng 10.2
GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận các ND:
- Khái niệm SS
- Các hình thức SS
- Đặc điểm của SS vô tính
HS: Thảo luận, ghi kết quả hoạt động của từng nhóm ra bảng phụ, nêu ý kiến của nhóm
Sản phẩm: nêu được khái niệm SS, Các hình thức SS, đặc điểm của SS vô tính
GV: Nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu sinh sản vô tính ở SV
Bảng: Các hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật
Hình thức ss Đại diện Đặc điểm
Phân đôi Trùng roi - Cá thể mẹ chẻ dọc cơ thể tạo 2 cá thể con giống nhau và giống mẹ
Nảy chồi Thủy tức -Một phần cơ thể mẹ phát triển hơn các vùng lân cận tạo thành chồi nhỏ. Sau đó chồi sẽ tách k
ỏi mẹ v
phát triển thành cơ thể mới
Tái sinh Giun dẹp -Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần phát triển thành một cơ thể mới
Bào tử Dương xỉ -Cơ thể mới sinh ra từ bào tử của cây mẹ
Sinh dưỡng Thuốc bỏn
-Cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận của cơ thể mẹ (
hân, rễ, lá`)
- Sinh sản là quá trình hình thành cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
- Có hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
- Sinh sản vô tính: Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Cơ thể mới được hình thành từ một phần cơ thể mẹ. Con giống nhau và giống mẹ
- Các hình thức
+ Thực vật : SS bằng bào tử, SS sinh dưỡng
+ Động vật : Phân đôi, mọc chồi, tái sinh.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức cơ bản về sinh sản, sinh sản vô tính
2. NL cần đạt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tri thức về sinh học, NL tự nghiên cứu
3. Hình thức tổ chức: Hoạt động cặp đôi.
4. PC: Tự tin, tự lập
5. PP: Nêu và giải quyết vấn đề
6. KT: giao nhiệm vụ, công não
GV yêu cầu HS làm bài tập TN
Câu 1: Trùng roi có hình thức SS nào?
A. Mọc chồi
B. Phân đôi cơ thể
C. Sinh sản bằng bào tử
D. Đẻ trứng
Câu 2: SS vô tính là hình thức SS
A. có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái
B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái
C. đẻ trứng
D. đẻ con
HS hoạt động cặp đôi, làm bài
GV: Chữa bài C. Hoạt động luyện tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học trong bài về nhà tìm hiểu các SV có hình thức SS vô tính và ghi lại
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu ứng dụng và vai trò của hình thức SS vô tính

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 7, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.