Giáo án PTNL bài 18: Thực hành mô tả và quan sát trai sông

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 18: Thực hành mô tả và quan sát trai sông. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: ...................
Tiết số: ...................

CHƯƠNG V: NGÀNH THÂN MỀM
BÀI 18: THỰC HÀNH MỔ VÀ QUAN SÁT TRAI SÔNG
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được vì sao trai sông được xếp vào ngành thân mềm.
- Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trai thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn cát.
- Nắm được các đặc điểm di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trai.
- Hiểu rõ khái niệm: áo, cơ quan áo.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 18.2; 18.3; 18.4 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: Mẫu vật: con trai, vỏ trai.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Điền chú thích vào H18.3 SGK.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
1. Đặt mẫu vật gồm các con trai sống và chết lẫn lộn rồi gọi 1 em lên phân loại trai sống và chết.
2. Quan sát tìm sự khác nhau giữa trai sống và trai chết.
3.Tại sao trai chết lại mở vỏ? (Giáo viên gợi ý bộ phận nào phụ trách việc đóng mở vỏkhi chết cơ mất khả năng co giãn nên vỏ mở).
Giáo viên dẫn dắt :Làm thế nào để mở vỏ trai còn sống để quan sát bên trong cơ thể trai bài mới
Giáo viên giới thiệu ngành thân mềm có mức độ cấu tạo như giun đốt nhưng tiến hoá theo hướng: có vỏ bọc ngoài, thân mềm không phân đốt. Giới thiệu đại diện nghiên cứu là con trai sông.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV - HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hình dạng, cấu tạo
Mục tiêu: học sinh nắm được đặc điểm của vỏ và cơ thể trai. Giải thích các khái niệm; áo, khoang áo.
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc độc lập với SGK.
Bước 2: Giáo viên gọi học sinh giới thiệu đặc điểm vỏ trai trên mẫu vật.
Bước 3: Giáo viên giới thiệu vòng tăng trưởng vỏ.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
? Muốn mở vỏ trai quan sát phải làm như thế nào?
? Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?
? Trai chết thì mở vỏ, tại sao?
Bước 4: Giáo viên tổ chức thảo luận giữa các nhóm.
- Giáo viên giải thích cho học sinh vì sao lớp xà cừ óng ánh màu cầu vồng.
Hoạt động 2: Di chuyển
Mục tiêu: Nắm được trai di chuyển như thế nào?
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin và quan sát hình 18.4 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Trai di chuyển như thế nào?
B2: Giáo viên chốt lại kiến thức
B3: Giáo viên mở rộng: chân thò theo hướng nào, thân chuyển động theo hướng đó.
Hoạt động 3: Dinh dưỡng
Mục tiêu: Nắm được hoạt động dinh dưỡng của trai.
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc độc lập với SGK, thảo luận nhóm và trả lời:
? Nước qua ống hút và khoang áo đem gì đến cho miệng và mang trai?
? Nêu kiểu dinh dưỡng của trai?
B2: Giáo viên chốt lại kiến thức.
? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
Nếu học sinh không trả lời được, giáo viên giải thích vai trò lọc nước.
Hoạt động 4: Sinh sản
Mục tiêu: Nắm được hoạt động sinh sản của trai.
? Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ?
? Ý nghĩa giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?
- Giáo viên chốt lại đặc điểm sinh sản. 1. Hình dạng cấu tạo
a. Vỏ trai
- Có 2 mảnh vỏ, gồm 3 lớp:
+ Lớp sừng.
+ Lớp đá vôi.
+ Lớp xà cừ.
b. Cơ thể trai
- Cơ thể trai có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài
- Cấu tạo:
+ Ngoài: áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước
+ Giữa tấm mang
+ Trong là thân trai
- Chân rìu.
2. Di chuyển
- Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp đóng mở vỏ để di chuyển.

3. Dinh dưỡng
- Thức ăn: động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ.
- Oxi trao đổi qua mang.

4. Sinh sản
- Trai phân tính.
- Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Khoanh tròn vào câu đúng:
1. Trai xếp vào ngành thân mềm vì có thân mềm không phân đốt.
2. Cơ thể trai gồm 3 phần đầu trai, thân trai và chân trai.
3. Trai di chuyển nhờ chân rìu.
4. Trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào.
5. Cơ thể trai có đối xứng 2 bên.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Vì sao tự nhiên trai không thả mà có ở ao?
4. Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Sưu tầm tranh, ảnh của một số đại diện thân mềm.
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 7, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.