Giáo án bài 57: Đa dạng sinh học

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 57: Đa dạng sinh học. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: ...................
Tiết số: ...................

CHƯƠNG VIII: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
BÀI 57: ĐA DẠNG SINH HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: học sinh hiểu được đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của ĐV với các điều kiện sống khác nhau
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, ý thức bảo vệ động vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tư liệu về ĐV ở môi trường đới lạnh và nóng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành khởi động thông qua hoạt động chơi trò chơi “BẠN CÓ BIẾT”.
B2: Giáo viên chọn ở hai dãy lớp mỗi dãy 3 học sinh lên bảng xếp thành 2 hàng và yêu cầu:
? Một thành viên của 1 hàng kể tên một loài động vật ở nước ta. Nhiệm vụ của thành viên đội đối diện phải đưa ra đúng môi trường sống của loài động vật đó?
B3: Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ kiến thức thực tế và sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
B4: Giáo viên Các em đã biết nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa và nước ta có đa dạng sinh học rất cao. Vậy đa dạng động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa như thế nào và lợi ích của đa dạng sinh học ra sao thì bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng sinh học
Mục tiêu: Học sinh biết đa dạng sinh học là gì và môi trường sống phổ biến của động vật
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
B1: Yêu cầu nghiên cứu SGK tr.185 trả lời câu hỏi:
+ Sự đa dạng sinh học thể hiện như thế nào?
+ Vì sao có sự đa dạng về loài?
- Cá nhân tự đọc thông tin SGK
- Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác bổ sung.
B2: Giáo viên nhận xét ý kiến đúng sai các nhóm
- Yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận I. Sự đa dạng sinh học

- Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài
- Sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống khác nhau.

Hoạt động 2: Đa dạng sinh học của động vật ở môi trường
đới lạnh và hoang mạc đới nóng.
Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm thích nghi đặc trưng của ĐV ở các môi trường này.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập
B2: Giáo viên kẻ phiếu học tập này nên bảng.
- Yêu cầu các nhóm chữa phiếu học tập.
- Cá nhân tự đọc thông tin SGK tr.185-6 ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm theo các nội dung trong phiếu học tập
- Thống nhất ý kiến trả lời yêu cầu
- đại diện nhóm lên bảng ghi câu trả lời của nhóm mình
B3: Giáo viên ghi ý kiến bổ sung vào bên cạnh
- Giáo viên hỏi các nhóm :
+ Tại sao lựa chọn câu trả lời ?
+ Dựa vào đâu để lựa chọn câu trả lời ?
- Giáo viên nhận xét nội dung đúng sai của các nhóm yêu cầu quan sát phiếu chuẩn kiến thức.
B4: Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp tục trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét gì về cấu tạo và tập tính của ĐV ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
+ Vì sao ở 2 vùng này số loài ĐV lại ít?
+ Nhận xét mức độ đa dạng của ĐV ở 2 môi trường này?
- Từ kiến thức các nhóm giáo viên tổng kết lại cho học sinh tự rút ra kết luận II. Đa dạng sinh học của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

- Đặc điểm của động vật ở môi trường đới lạnh:
+ Bộ lông dày rậm, lớp mỡ dưới da dày.
+Có bộ lông màu trắng.
+ ngủ đông, di cư về mùa đông.
+ Hoạt động ban ngày vào mùa hạ.

- Môi trường hoang mạc đới nóng.
+ Chân cao móng rộng, có đệm thịt dày.
+ Chân dài.
+ Bướu mỡ ở lạc đà.
+ Có bộ lông màu xám.
+ Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
+ Có khả năng đi xa, có khả năng nhịn khát.
+ Di chuyển bằng cách quăng thân.
+ Có tập tính vùi sâu trong cát.

- Sự đa dạng của động vật ở môi trường đặc biệt rất thấp
- Chỉ có những loài có khả năng chịu đựng cao thì mới tồn tại được
4. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập…
5. Vận dụng, tìm tòi mở rộng. 3’
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
* Vận dụng
Hãy giải thích các đặc điểm thích nghi của động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng và môi trường đới lanh?
* Tìm tòi
Hãy nhận xét về sự đa dạng sinh học ở địa phương em? Giải thích rõ vì sao lại có sự đa dạng đó?
6. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục "Em có biết"
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 7, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.