Giáo án VNEN bài Cơ sở khoa học của học tập (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Cơ sở khoa học của học tập (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 29: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HỌC TẬP (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được PXCĐK và PXKĐK.
- Giải thích được cơ sở khoa học của sự ghi nhớ kiến thức.
- Nêu được vai trò của tiếng nói và chữ viết trong học tập.
- Hình thành và ức chế được các PXCĐK theo hướng có ích cho hoạt động học tập.
2. Kĩ năng
- Rèn năng quan sát, mô tả, phân tích.
3. Thái độ
- Ứng dụng được những kiến thức về PXCĐK để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa.
4. Các năng lực, phẩm chất
- Năng lực: NL quan sát, hợp tác, trình bày vấn đề trước tập thể, NL hình thành thói quen tốt trong học tập, tập quán, nếp sống có văn hóa.
- Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường.
II. TRỌNG TÂM
- Phân biệt được phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
- Tìm hiểu về sự hình thành, ức chế phản xạ có điều kiện
- Tìm hiểu vai trò của phản xạ có điều kiện với hoạt động học tập
III. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Phiếu học tập
- HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học
2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ
3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não...
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về vai trò của tiếng nói và chữ viết trong việc học tập
2. NL: Hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp... Phẩm chất: Sống yêu thương, biết VS cơ thể
3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống
4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ
5. KT: giao nhiệm vụ, động não...
GV: Cho HS hoạt động như sách hướng dẫn
HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi
GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: HS nắm được PP ức chế PXCĐK
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, hoạt động hợp tác
Hoạt động 1: Tìm hiểu ức chế PXCĐK
- GV giao NV cho nhóm trả lời câu hỏi trong 5 phút: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phần 4 SHD.
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phần 4 SHD.
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung. B. Hoạt động hình thành kiến thức
4. Tìm hiểu ức chế PXCĐK
- Khi hình thành được PXCĐK tiết nước bọt với tiếng chuông ở chó, nếu sau đó rung chuông nhiều lần mà không cho chó ăn thì chó không tiết nước bọt vì: kích thích tiếng chuông ko được kết hợp cùng cho chó ăn => XH ức chế tắt dần => tiếng chuông trở thành vô nghĩa
- Các PXCĐK nếu không được củng cố thường xuyên sẽ XH ức chế PXCĐK => mất dần PXCĐK.
- Nếu muốn hình thành và củng cố PX học tập cần phải hình thành thói quen trong học tập
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của tiếng nói và chữ viết trong học tập
1. Mục tiêu: HS nắm được vai trò của tiếng nói và chữ viết trong học tập
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, hoạt động hợp tác
GV giao NV cho nhóm:
Nhóm 1, 6: Trả lời ý 1
Nhóm 2. Trả lời ý 2
Nhóm 4. Trả lời ý 3
Nhóm 5, 3 Trả lời ý 4
HS: hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
GV mời đại nhóm phát biểu, HS khác NX.
GV yêu cầu HS lấy VD chứng minh.
HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt KT 5. Tìm hiểu vai trò của tiếng nói và chữ viết trong học tập
- Tiếng nói và chữ viết:
+ Là tín hiệu gây ra các PXCĐK vì nó là kết quả của QT học tập.
+ Liên quan đến sự tưởng tượng đến các sự vật hiện tượng: Tiếng nói và chữ viết giúp con người mô tả sự vật hiện tượng ....
+ Là phương tiện để con người giao tiếp giúp con người hiểu nhau, trao đổi kinh nghiệm trong đời sống và sản xuất
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của PXCĐK với HĐ học tập
1. Mục tiêu: HS nắm được vai trò của PXCĐK với học tập.
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, hoạt động hợp tác
GV giao NV cho cá nhân hoàn thành trong 5 phút: Điền dấu X vào bảng nếu thấy đúng.Từ đó nêu vai trò của PXCĐK với hoạt động học tập?
HS: hoạt động cá nhân điền dấu X vào bảng nếu thấy đúng.Từ đó nêu vai trò của PXCĐK với hoạt động học tập?
GV: mời HS chia sẻ trước lớp.
HS chia sẻ trước lớp, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt KT 6. Tìm hiểu vai trò của PXCĐK với HĐ học tập.
- Những đặc điểm của PXCĐK: Có thể sử dụng vào việc học: 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Học là một quá trình thành lập PXCĐK. PXCĐK giúp hình thành thói quen, tập quán tốt đối với con người. Đảm bảo sự thích nghi của con người với MT sống luôn thay đổi
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã nghiên cứu trong bài
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
3. NL cần đạt: năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức về sinh học. PC: Tự tin, tự lập
4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề
5. KT: đặt câu hỏi, công não
GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân làm BT2 hoạt động luyện tập
HS: Hoạt động cá nhân, trình bày ra nháp => các học sinh trình bày ý kiến của bản thân
GV: Chữa bài C. Hoạt động luyện tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài tìm hiểu thực tế về vai trò của tiếng nói và chữ viết
HS: Vận dụng KT trong bài tìm hiểu vai trò của tiếng nói và chữ viết trong thực tế
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiếu một số bệnh liên quan đến tiếng nói, cách khắc phục.

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 7, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.