Giáo án VNEN bài Máu và hệ tuần hoàn (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Máu và hệ tuần hoàn (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 25: MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kê tên được các cơ quan chủ yếu của HTH và phân biệt chúng về cấu tạo và chức năng.
- Phân tích được mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết.
- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyệ hệ tim mạch.
- Vận dụng được những kiến thức về hệ tuần hoàn để bảo vệ SK của bản thân và người thân trong gia đình.
2. Kĩ năng
- Rèn năng quan sát, mô tả, phân tích.
3. Thái độ
- Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tuần hoàn.
4. Các năng lực, phẩm chất
- Năng lực: NL quan sát, hợp tác, trình bày vấn đề trước tập thể, NL giải thích một số vấn về về sức khỏe có liên quan đến hệ tuần hoàn và VS hệ tuần hoàn.
- Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường.
II. TRỌNG TÂM
- Máu, tim, mạch máu và các vòng tuần hoàn
- Vệ sinh hệ tuần hoàn
III. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Các tranh vẽ có liên quan đến hệ tuần hoàn.
+ Phiếu học tập: Bảng 25.4
- HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học
2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ
3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não...
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về cấu tạo, chức năng và hoạt động của hai vòng TH
2. NL: Hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp... Phẩm chất: Sống yêu thương, biết VS cơ thể
3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống
4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ
5. KT: giao nhiệm vụ, động não...
GV: Cho HS thảo luận tình huống: Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn có phối hợp hoạt động với nhau không?
HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi
GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: HS mô tả được đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác
Hoạt động 1: Các vòng tuần hoàn
GV giao NV: QS H 25.5 thảo luận nhóm hoàn thành bảng 25.3 và trả lời các câu hỏi SHD
HS: QS H 25.5 thảo luận nhóm hoàn thành bảng 25.3 và trả lời các câu hỏi SHD.
+ Đại diện nhóm báo cáo. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Thông báo đáp án B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tim, mạch máu và các vòng tuần hoàn
c, Các vòng tuần hoàn
* Bảng 25.3: Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim
Các ngăn tim co Nơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái co Đẩy máu xuống TT trái
Tâm nhĩ phải co Đẩy máu xuống TT phải
Tâm thất trái co Đẩy máu vào ĐM chủ
Tâm thất phải co Đẩy máu vào ĐM phổi
- Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ. TT trái có thành cơ dày nhất, tâm nhĩ trái có thành cơ mỏng nhất.
* Hệ tuần hoàn máu gồm 2 vòng TH
+ Vòng TH lớn (vòng TH cơ thể): thực hiện vận chuyển chất dd và oxi đến TB đồng thời vận chuyển chất thải và khí CO2 từ các TB để thải ra ngoài.
Máu từ TT trái  Động mạch chủ  mao mạch  Tĩnh mạch chủ  TN phải  TTphải.
+ Vòng TH nhỏ (vòng TH phổi): máu từ TT phải  ĐM phổi  MM phổi (trao đổi khí)  TM phổi  TN trái
Hoạt động 2: Môi trường trong cơ thể
1. Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo môi trường trong cơ thể
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác
GV giao NV cho cá nhân: quan sát hình 25.6, điền thông tin vào chỗ chấm.
HS: Cá nhân quan sát hình 25.6, điền thông tin vào chỗ chấm.
+ Sau đó mời HS nêu đáp án. HS phát biểu, HS khác NX
GV NXĐG và chốt đáp án. 3. Môi trường trong cơ thể
Môi trường trong cơ thể gồm:
- Máu
- Nước mô
- Bạch huyết
Chức năng: Giúp TB trao đổi chất với MT bên ngoài
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã nghiên cứu trong bài
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
3. NL cần đạt: năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức về sinh học; PC: Tự tin, tự lập
4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề
5. KT: đặt câu hỏi, công não
GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân làm BT2; 3 hoạt động luyện tập
HS: Hoạt động cá nhân, trình bày ra nháp => các học sinh trình bày ý kiến của bản thân
GV: Chữa bài C. Hoạt động luyện tập
Câu 2: Thường tim nằm giữa lồng ngực, mỏm hướng về bên phải
Câu 3: Cách nhận biết:
+ động mạch có nhịp đập mạnh, nằm sâu bên dưới
+ tĩnh mạch màu xanh, đập nhẹ, nằm ngay dưới da
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài tìm hiểu thực tế cơ thể về hoạt động của phổi và tim
HS: Vận dụng KT vừa học tìm hiểu
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các bệnh về tim mạch

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 7, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.