Giáo án VNEN bài Tiêu hóa và vệ sinh hệ tiêu hóa (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Tiêu hóa và vệ sinh hệ tiêu hóa (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 23: TIÊU HÓA VÀ VỆ SINH TIÊU HÓA (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được các cơ quan của hệ tiêu hóa ở người trên tranh vẽ.
- Nêu được bản chất của quá trình tiêu hóa và mô tả được quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa.
- Đề ra được các biện pháp bảo vệ HTH và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
2. Kĩ năng
- Rèn năng quan sát, mô tả.
3. Thái độ
- Hình thành được ý thức giữ gìn vệ sinh hệ tiêu hóa.
4. Các năng lực, phẩm chất
- Năng lực: NL quan sát, hợp tác, trình bày vấn đề trước tập thể, NL giải thích một số vấn đề về sức khỏe có liên quan đến hệ tiêu hóa.
- Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường.
II. TRỌNG TÂM
- Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
- Các bộ phận của hệ tiêu hóa
- Vệ sinh hệ tiêu hóa
III. CHUẨN BỊ
- GV: Các tranh vẽ có liên quan đến hệ tiêu hóa
- HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học
2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ
3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não...
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về cấu tạo, chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa của người
2. NL: Hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp...
Phẩm chất: Sống yêu thương, biết VS cơ thể
3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống
4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ
5. KT: giao nhiệm vụ, động não...
GV: nêu tình huống có vấn đề: Tại sao nhai miếng cơm lâu trong miệng lại có vị ngọt? Tại sao vừa ăn cơm xong làm công việc nặng nhọc lại đau bụng?
HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi
GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: HS nêu được chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa
2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương
3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm
4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác
GV: giao nhiệm vụ cho HS
+ Đọc thông tin về các hệ cơ quan thảo luận nhóm :
? Vì sao khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy vị ngọt?
? Những phân tử các chất dinh dưỡng nào có thể được hấp thụ qua thành ruột non đi vào máu để rồi sau đó đi tới các tế bào của cơ thể?
? Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa của cơ thể người là gì?
? Thức ăn sau khi được đưa vào miệng được biến đổi như thế nào trong ống tiêu hóa?
HS nghiên cứu thông tin H 23.2SHD. HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.
+ Đại diện nhóm báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Thông báo đáp án.
HS: Hoàn thiện vào vở B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Các bộ phận của hệ tiêu hóa
- Khi nhai cơm lâu thấy ngọt vì 1 phần tinh bột biến đổi thành được mantozo.
- Các chất có thể hấp thụ ở ruột non: đường đơn, aixtamin, chất béo.
- Ruột già hấp thụ lại nước.
- Thức ăn sau khi được đưa vào miệng được biến đổi: Răng cắn xé nghiền nát thức ăn thấm đều nước bọt, một phần tính bột biến thành đường mantozo  thực quản  dạ dày  nghiền nhỏ TA và trộn đều TA với enzimpepsin  Tá tràng tại đây TA được trộn dịnh tiết, dịch mật  ruột non tại đây TA được biến đổi thành các chất đơn giản (như đường đơn, a.a, axit béo..) và các chất dd được hấp thụ vào máu, chất cặn bã  ruột già tại đây một phần nước được hấp thụ phần chất bã còn lại  hậu môn để thải ra ngoài.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã nghiên cứu trong bài
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
3. NL cần đạt: năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức về sinh học
PC: Tự tin, tự lập
4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề
5. KT: đặt câu hỏi, công não
GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân làm BT3 hoạt động luyện tập
HS: Hoạt động cá nhân, trình bày ra nháp => các học sinh trình bày ý kiến của bản thân
GV: Chữa bài C. Hoạt động luyện tập
1. tụy 2. lưỡi
3. tuyến tiêu hóa 4. ruột non
5. thực quản 6. hệ tiêu hóa
7. gan
=> ô chữ hàng dọc: tiêu hóa
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài tìm hiểu thực tế cơ thể về hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra trong khoang miệng, dạ dày, ruột non. Kể tên 1 số bệnh thường gặp thuộc hệ tiêu hóa...
HS: Vận dụng KT vừa học tìm hiểu
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu các công nghệ có thể áp dụng KT hệ tiêu hóa

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 7, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.