Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: ...................
Tiết số: ...................
CHƯƠNG VI: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
CÁC LỚP CÁ
BÀI 31: CÁ CHÉP
THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI,
HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA CÁ CHÉP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: học sinh nắm được cấu tạo ngoài và các hoạt động sống của cá chép.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật, kĩ năng hoạt dộng nhóm.
3. Thái độ: GD ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Mô hình cá chép. Mẫu vật: 1 con cá thả trong bình thủy tinh
Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và các mảnh giấy ghi những câu lựa chọn phải điền.
- Học sinh: Mỗi nhóm 1 con cá chép thả trong bình thủy tinh trong.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu vai trò thực tiễn của ngành chân khớp đối với đời sống con người?
3. Bài mới
A. Khởi động (5p)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát cá chép bơi trong chậu
Bước 2: Giáo viên gọi đại diện 2 học sinh vận dụng hiểu biết của mình trả lời câu hỏi:
? Đây là con cá gì?
? Nó thường sống ở đâu?
Dự kiến kết quả phần khởi động:
- HS1: trả lời đúng hoặc sai
- HS2: trả lời đúng
Bước 3: Giáo viên giới thiệu chung về ngành động vật có xương sống. Giới thiệu vị trí của các lớp cá và giới hạn nội dung bài nghiên cứu 1 đại diện của các lớp đó là cá chép.
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hoạt đống sống của cá chép.
- Mục tiêu: học sinh nắm được các hoạt động sống của cá chép.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cá chép đang bơi lội trong bình thủy tinh trong suốt. Thảo luận các câu hỏi sau:
+ Cá chép sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì?
+ Tại sao cá chép là động vật biến nhiệt?
- Học sinh tự thu nhận thông tin SGK tr.102 thảo luận tìm câu trả lời.
+ Sống ở ao hồ sông suối
+ Ăn động vật và thực vật
+ Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
-1-2 học sinh phát biểu lớp bổ sung
B2: Giáo viên cho học sinh tiếp tục thảo luận:
+ Đặc điểm sinh sản của cá chép?
+ Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn?
+ Số lượng trứng nhiều như vậy có ý nghĩa gì?
- Học sinh giải thích được:
+ Cá chép thụ tinh ngoài, khả năng trứng gặp tinh trùng ít.
+ Ý nghĩa duy trì nòi giống
- 1-2 học sinh phát biểu lớp nhận xét bổ sung.
B3: Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận về đời sống cá chép .
- Môi trường sống: Nước ngọt.
- Đời sống:
+ Ưa vực nước lặng (sống ở ao, hồ, sông, suối)
+ Ăn tạp.
+ Là động vật biến nhiệt.
- Sinh sản:
+ Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
+ Trứng thụ tinh → phát triển thành phôi.
Hoạt động 2: học sinh quan sát cấu tạo ngoài của cá chép.
Mục tiêu: học sinh nắm được cấu tạo ngoài của cá chép.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu cá chép sống đối chiếu với h31.1 tr.103 SGK nhận biết các bộ phận trên cơ thể của cá chép.
- Học sinh bằng cách đối chiếu giữa mẫu và hình vẽ → ghi nhớ các bộ phận cấu tạo ngoài.
- Đại diện nhóm trình bày các bộ phận cấu tạo ngoài trên mô hình cá chép.
B2: Giáo viên giải thích: Tên gọi các loại vây cá liên quan đến vị trí vây.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cá chép đạng bơi trong nước, đọc kĩ bảng 1 lựa chọn câu trả lời .
B3: Giáo viên kẻ bảng phụ gọi học sinh lên điền trên bảng
- Giáo viên nêu đáp án đúng: 1B, 1C, 3E, 4A, 5G.
- 1 học sinh trình bày lại đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lội.
B4: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:
+ Vây cá có chức năng gì? (Vây cá như bơi chèo giúp cá di chuyển trong nước)
+ Nêu vai trò từng loại vây cá?
- Giáo viên giới thiệu về cơ quan đường bên.
1. Cấu tạo ngoài
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi đời sống bơi lặn (như bảng 1 đã hoàn thành)
2. Chức năng của vây cá.
- Vai trò từng loại vây cá:
+ Vây ngực, vây bụng: giữ thăng bằng, rẽ phải, rẽ trái, lên, xuống.
+ Vây lưng, vây hậu môn: giữ thăng bằng theo chiều dọc.
+ Khúc đuôi mang vây đuôi: giữ chức năng chính trong sự di chuyển của cá.
4. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Nêu một số hoạt động sống của cá chép mà em đã quan sát được?
- Cá chép có những đặc điểm cấu tạo ngoài như thế nào?
- Giáo viên nhắc cho học sinh nếu cần.
5. Vận dụng tìm tòi mở rộng.
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Cho biết đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép:
- Hoạt động sống của cá chép?
- Cho biết những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bơi lặn?
6. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Làm bài tập SGK bảng2 tr.105
- Các nhóm chuẩn bị : 1 con cá chép, 1 khăn lau /1 nhóm.
* Rút kinh nghiệm bài học: