Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: ...................
Tiết số: ...................
LỚP HÌNH NHỆN
BÀI 25: NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: học sinh trình bày được đặc điểm cấu tọa ngoài của nhện và một số tập tính của chúng. Nêu được sự đa dạng của hình nhệnvà ý nghĩa thực tiễn của chúng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, phân tích và hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Mẫu: con nhện; Tranh một số đại diện hình nhện
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp giáp xác ?
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
1. Em thường nhìn thấy nhện sống ở đâu?
2. Nhện có ích hay có hại đối với đời sống của con người?
Học sinh có thể trả lời:
- Nhện sống ở trần nhà, góc tường,ngoài vườn, bụi rậm...
- Có hại: sự sinh sống làm tổ của nhện làm bẩn không gian sống, mất mỹ quan
- Có lợi:nhện diệt muỗi, diệt sâu bọ,...
- Giáo viên: ngoài nhện ra các đại diện trong lớp hình nhện có vai trò như thế nào trong đời sống con người->bài mới.
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhện.
- Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng.
Hoạt động của GV - HS Nội dung
B1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu con nhện đối chiếu H25.1 SGK.
+ Xác định giới hạn phần đầu ngực và phần bụng?
+ Mỗi phần có những bộ phận nào?
- Học sinh quan sát H25.1 tr.82 SGK đọc chú thích xác định các bộ phận trên mẫu con nhện.
- Yêu cầu nêu được:
+ Cơ thể gồm 2 phần: Đầu - ngực, bụng.
- Giáo viên treo tranh cấu tạo ngoài, gọi học sinh lên trình bày .
- Học sinh thảo luận làm rõ chức năng từng bộ phận→ điền bảng 1.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành trên bảng, lớp nhận xét bổ sung.
B2: Giáo viên treo bảng 1 đã kẻ sẵn gọi học sinh lên điền.
* Chăng lưới:
B3: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H25.2SGK đọc chú thích→ Hãy sắp xếp qúa trình chăng lưới theo thứ tự đúng.
B4: Giáo viên chốt lại đáp án đúng: 4,2,1,3.
* Bắt mồi :
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tinvề tập tình săn mồi của nhện→ Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng
Giáo viên thông báo đáp án đúng: 4,1,2,3.
- Nhện chăng tơ vào thời gian nào trong ngày? 1. Nhện
a. Đặc điểm cấu tạo.
- Cơ thể gồm 2 phần:
+ Đầu - ngực: Đôi kìm có tuyến độc→ bắt mồi và tự vệ
Đôi chân xúc giác phủ đầy lông→Cảm giác về khứu giác
4 đôi chân bò→ Di chuyển chang lưới
+ Bụng: Đôi khe thở→ hô hấp
Một lỗ sinh dục→ sinh sản
Các núm tuyến tơ→ Sinh ra tơ nhện
b. Tập tính:
- Chăng lưới
- Bắt mồi
- Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
Hoạt động 2: Đa dạng của lớp hình nhện
- Mục tiêu: Thông qua một số đại diện mà thấy được sự đa dạng của lớp hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng.
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và hình 25.3-5SGK→ nhận biết một số đại diện hình nhện.
- Học sinh nắm được một số đại diện:
+ Bọ cạp.
+ Cái ghẻ.
+ Ve bò
B2: Giáo viên thông báo thêm một số hình nhện
B3: Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 2tr85
B4: Giáo viên chốt lại bảng chuẩn→ yêu cầu học sinh nhận xét
+ Sự đa dạng của lớp hình nhện?
+ Nêu ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện.
- Học sinh rút ra nhận xét sự đa dạng về: Số lượng loài, lối sống. Cấu tạo cơ thể. 2. Sự đa dạng của lớp hình nhện.
- Lớp hình nhện đa dạng có tập tính phong phú.
- Đa số có lợi, một số gây hại cho người và động vật.
4. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Cơ thể nhện gồm có mấy phần? Mỗi phần có những bộ phận nào?
5. Vận dụng tìm tòi mở rộng.
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
* Câu hỏi “Hoa điểm 10”: Tại sao trong sản xuất nông nghiệp một số mô hình trồng cây nông nghiệp và cây ăn quả người ta bắt nhện về để nuôi thả.
6. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con châu chấu .
* Rút kinh nghiệm bài học: