Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
- B. Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.
-
C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng.
- D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 2: Một lực thực hiện công khi
- A. Giá của lực vuông góc với phương chuyển động
- B. Giá của lực song song với phương chuyển động
- C. Lực đó làm vật bị biến dạng
-
D. Lực đó tác dụng lên một vật và làm vật đó chuyển dời.
Câu 3: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Trong thời gian 1,2 s kể từ lúc bắt đầu thả vật, trọng lực thực hiện một công bằng?
- A. 196 J.
-
B. 138,3 J.
- C. 69,15 J.
- D. 34,75J.
Câu 4: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau.
- A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
- B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
-
C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
- D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng đàn hồi.
Câu 5: Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên?
- A. Động năng tăng, thế năng tăng.
-
B. Động năng tăng, thế năng giảm.
- C. Động năng không đổi, thế năng giảm.
- D. Động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 6: Biết khối lượng của 1 mol không khí ôxi là 32 g. 4 g khí ôxi là khối lượng cảu bao nhiêu mol khí ôxi?
-
A. 0,125 mol.
- B. 0,25 mol.
- C. 1 mol.
- D. 2 mol.
Câu 7: Một khối khí lí tưởng chuyển từ trạng thái 1 (4 atm, 6 l, 293 K) sang trạng thái 2 (p, 4l, 293 K). Giá trị của p là?
-
A. 6 atm.
- B. 2 atm.
- C. 8 atm.
- D. 5 atm.
Câu 8: Tìm phát biểu sai.
- A. Tác động lên hệ một công có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.
- B. Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt tạo nên hệ.
- C. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được
-
D. Trong quá trình đẳng nhiệt, độ tăng nội năng của hệ bằng nhiệt lượng mà hệ nhận được
Câu 9: Biểu thức diễn tả đúng quá trình chất khí vừa nhận nhiệt vừa nhận công là?
- A. ΔU = Q + A; Q > 0; A < 0.
- B. ΔU = Q; Q > 0.
- C. ΔU = Q + A; Q < 0; A > 0.
-
D. ΔU = Q + A; Q > 0; A > 0.
Câu 10: Một quả cầu đồng chất có hệ số nở khối β=33.10-6.K-1. Ban đầu so thể tích VO = 100 cm3. Khi độ tăng nhiệt độ Δt=100oC thì thể tích của quả cầu tăng thêm?
- A. 0,10 cm3.
- B. 0,11 cm3.
- C. 0,30 cm3.
-
D. 0,33 cm3.
Câu 11: Hệ số căng bề mặt chất lỏng không có đặc điểm?
-
A. Tăng lên khi nhiệt độ tăng.
- B. Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
- C. Có đơn vị đo là N/m.
- D. Giảm khi nhiệt độ tăng.
Câu 12: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là?
-
A. N.m/s.
- B. W.
-
C. J.s.
- D. HP.
Câu 13: Điều nào sau đây không đúng?
- A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.
- B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
-
C. Sự ngưng tụ là quá trinh chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
- D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
Câu 14: Một ống nhỏ giọt đựng thẳng đứng bên trong đựng nước. Nước dính ướt hoàn toàn miệng ống và đường kính miệng dưới của ống là 0,45 mm. Hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3N/m. Trọng lượng lớn nhất của giọt nước khi rơi khỏi miệng ống gần đúng là?
-
A. 0,10 mN.
- B. 0,15 mN.
- C. 0,20 mN.
- D. 0,25 mN.
Câu 15: Một quả cầu đồng chất có hệ số nở khối β=72.10-6.K-1. Ban đầu thẻ tích của quả cầu là VO, để thể tích của quả cầu tăng 0,36% thì độ tăng nhiệt độ của quả cầu bằng?
-
A. 50 K.
- B. 100 K.
- C. 75 K.
- D. 125 K.
Câu 16: Trong tinh thể, các hạt (nguyên tử, phân tử, ion)?
-
A. Dao động nhiệt xung quanh vị trí cân bằng.
- B. Đứng yên tại những vị trí xác định.
- C. Chuyển động hỗn độn không ngừng.
- D. Chuyển động trên quỹ đạo tròn xung quanh một vị trí xác định.
Câu 17: Một lượng khí ở áp suất 3.105 N/m2 có thể tích 8 lít. Sau khi đun nóng đẳng áp khí nở ra và có thể tích 10 lít. Công mà khí thực hiện được là
-
A. 600 J.
- B. 500 J.
- C. 300 J.
- D. 1,2 kJ.
Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng?
-
A. Nhiệt nóng chảy là nhiệt độ ở đó chất rắn bắt đầu nóng chảy.
- B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn kết tinh không thay đổi.
- C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn vô định hình tăng.
- D. Nhiệt nóng chảy của một vật rắn tỉ lệ với khối lượng của vật.
Câu 19: Ở nhiệt độ 30oC, độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại của không khí lần lượt là 24,24 g/m3 và 30,3 g/m3. Độ ẩm tương đối của không khí khi đó là?
-
A. 80%.
- B. 85%.
- C. 90%.
- D. 95%.
Câu 20: Một lượng không khí nóng được chứa trong một xilanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pit-tông có thể dịch chuyển được. Không khí nóng dãn nở đẩy pit-tông dịch chuyển. Nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 2000 J thì nội năng của nó biến đổi một lượng bằng?
- A. 2000 J.
-
B. – 2000 J.
- C. 1000 J.
- D. – 1000 J.
Câu 21: Một lượng khí ở nhiệt độ không đổi, ban đầu dưới áp suất 105 N/m2 thì thể tích là a. Khi tăng thể tích thêm 3a thì áp suất khi đó của khối khí là
- A. 4.104 N/m2.
- B. 25.105 N/m2.
-
C. 2,5.104 N/m2.
- D. 4.105 N/m2.
Câu 22: Chất nào sau đây không là chất đơn tinh thể?
- A. Muối.
- B. Thạch anh.
-
C. Đồng.
- D. Kim cương.
Câu 23: Một chiếc lốp ô tô chứa không khí ở 25oC. Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên, áp suất khí trong lốp tăng lên tới 1,084 lần. Lúc này, nhiệt độ trong lốp xe bằng?
-
A. 50oC.
- B. 27oC.
- C. 23oC.
- D. 30oC
Câu 24: Tập hợp ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí xác định là?
- A. Áp suất, thể tích, khối lượng.
-
B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.
- C. Nhiệt độ, áp suất, khối lượng.
- D. Thể tích, nhiệt độ, khối lượng.
Câu 25: Một vật rắn hình trụ có hệ số nở dài α=11.10-6.K-1. Khi nhiệt độ của vật tăng từ 0oC đến 110oC độ nở dài tỉ đối của vật là?
-
A. 0,121%.
- B. 0,211%.
- C. 0,212%.
- D. 0,221%.
Câu 26: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 3 m. Độ cao vật khi động năng bằn hai lần thế năng là?
- A. 1,5 m.
- B. 1,2 m.
- C. 2,4 m.
-
D. 1,0 m.
Câu 27: Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử là không đúng?
-
A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra
- B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
- C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
- D. Các phân tử khí không dao động quanh vị trí cân bằng.
Câu 28: Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái trong đó
-
A. Nhiệt độ được giữ không đổi.
- B. Áp suất được giữ không đổi.
- C. Thể tích được giữ không đổi.
- D. Áp suất và thể tích được giữ không đổi.
Câu 29: Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng 800 kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất 10 m tới một trạm dừng trên núi ở độ cao 550 m sau đó lại tiếp tục tới một trạm khác cao hơn. Lấy g = 10 m/s2. Công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển từ vị trí xuất phát tới trạm dừng thứ nhất là?
-
A. – 432.104 J.
- B. – 8,64.106 J.
- C. 432.104 J.
- D. 8,64.106 J.
Câu 30: Xe A có khối lượng 1000 kg, chuyển động với vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg, chuyển động với vận tốc 30 km/h. Động lượng của
-
A. Xe A bằng động lượng xe B.
- B. Xe B gấp đôi động lượng xe A.
- C. Xe A lớn hơn động lượng xe B.
- D. Xe B lớn hơn động lượng xe B.
Câu 31: Ở 20oC, khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là 17,3 g/m3, độ ẩm tương đối là 80%, độ ẩm tuyệt đối là a1. Ở 30oC, khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là 30,3 g/m3, độ ẩm tương đối là 75%, độ ẩm tuyệt đối là a2. Hiệu (a1 – a2) bằng?
- A. 11,265 g.
- B. 8,885 g.
- C. – 11,265 g.
-
D. – 8,885 g.
Câu 32: Một máy bay vận tải đang bay với vận tốc 180 km/h thì ném ra phía sau một thùng hàng khối lượng 10 kg với vận tốc 5 m/s đối với máy bay. Động năng của thùng hàng ngay khi ném đối với người đứng trên mặt đất là?
- A. 20250 J.
- B. 15125 J.
-
C. 10125 J.
- D. 30250 J.
Câu 33: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là?
- A. 40 s.
-
B. 20 s.
- C. 30 s.
- D. 10 s.
Câu 34: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì?
- A. Động lượng và động năng của vật không đổi.
-
B. Động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
- C. Động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần.
- D. Động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.
Câu 35: Một vật 3 kg rơi tự do rơi xuống đất trong khoảng thời gian 2s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là (lấy g = 9,8 m/s2)?
- A. 60 kg.m/s.
- B. 61,5 kg.m/s.
- C. 57,5 kg.m/s.
-
D. 58,8 kg.m/s.
Câu 36: Biết khối lượng của 1 mol nước là μ = 18.10-3kg và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Biết khối lượng riêng của nước là ρ = 103 kg/m3. Số phân tử có trong 300 cm3 là?
- A. 6,7.1024 phân tử.
-
B. 10,03.1024 phân tử.
- C. 6,7.1023 phân tử.
- D. 10,03.1023 phân tử
Câu 37: Một thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Công của động cơ thực hiện trong 5s đầu tiên là?
- A. 250 kJ.
- B. 50 kJ.
- C. 200 kJ.
-
D. 300 kJ.
Câu 38: Xe ô tô chạy thẳng đều trên đường nằm ngang với tốc độ 72 km/h. Động năng của xe là 200kJ. Xe có khối lượng bằng
- A. 1,5 tấn.
- B. 3 tấn.
-
C. 1 tấn.
- D. 2 tấn.
Câu 39: Một người thực hiện một công đạp xe đạp lên đoạn đường dài 40 m trên một dốc nghiêng 20o so với phương ngang. Bỏ qua mọi ma sát. Nếu thực hiện một công cũng như vậy mà lên dốc nghiêng 30o so với phương ngang thì sẽ đi được đoạn đường dài?
- A. 15,8 m.
-
B. 27,4 m.
- C. 43,4 m.
- D. 75,2 m.
Câu 40: Để bơm đầy một khí cầu đến thể tích V = 100 m3 có áp suất p = 0,1 atm ở nhiệt độ không đổi người ta dùng các ống khí heli có thể tích V1 = 50 lít ở áp suất p1 = 100 atm. Số ống khí heli cần để bơm khí cầu bằng
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4