Trắc nghiệm vật lí 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (P5)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình ?

  • A. Có dạng hình học xác định.
  • B. Có cấu trúc tinh thể.
  • C. có tính dị hướng.
  • D. không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 2: Chọn câu đúng trong các câu sau đây:

  • A. Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể.
  • B. Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn thuộc chất rắn kết tinh.
  • C. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng.
  • D. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định, chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh.

Câu 3: Một bình thuỷ tinh chứa đầy 50 cm$^{3}$ thuỷ ngân ở 18°C . Biết: Hệ số nở dài của thuỷ ngân là: α1 = 9.10$^{-6}$k$^{-1}$. Hệ số nở khối của thuỷ ngân là: β1 = 18.10$^{-5}$k$^{-1}$. Khi nhiệt độ tăng đến 38°C thì thể tích của thuỷ ngân tràn ra là:

  • A. ΔV = 0,015cm$^{3}$           
  • B. ΔV = 0,15cm$^{3}$         
  • C. ΔV = 1,5cm$^{3}$          
  • D. ΔV = 15cm$^{3}$

Câu 4: Điều nào sau đây là đúng liên quan đến sự nở dài?

  • A. Độ giãn nở tỉ lệ thuận với chiều dài ban đầu.
  • B. Chiều dài của vật tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
  • C. Hệ số nở dài cho biết độ gia tăng nhiệt độ khi vật nở dài thêm 1cm.
  • D. Hệ số nở dài cho biết độ tăng chiều dài tỉ đối khi nhiệt độ tăng 1°C.

Câu 5: Chọn những câu đúng trong các câu sau:

  • A. Nếu lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với chất lỏng mạnh hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng dính ướt.
  • B. Nếu lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với chất lỏng mạnh hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng không dính ướt.
  • C. Sự dính ướt hay không dính ướt là hệ quả của tương tác rắn lỏng.
  • D. Khi lực hút của các phân tử chất lỏng với nhau hớn hơn lực hút của các phân tử chất khí với chất lỏng thì có hiện tượng không dính ướt.

Câu 6: Chọn những câu đúng trong các câu sau:

  • A. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng nước trong các ống có tiết diện nhỏ (hoặc các khe nhỏ) được dâng lên hay hạ xuống so với mực nước trong bình chứa.
  • B. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng trong các ống có tiết diện nhỏ (hoặc các khe nhỏ) được dâng lên so với mực chất lỏng trong bình chứa.
  • C. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng trong các ống mao quản (hoặc các khe nhỏ) được dâng lên hay hạ xuống so với mực chất lỏng trong bình chứa.
  • D. Nếu ống mao dẫn có tiết diện rất nhỏ thì xảy ra hiện tượng mao dẫn.

Câu 7: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?

  • A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng của chất lỏng.
  • B. Hệ số căng bề mặt s của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
  • C. Hệ số căng bề mặt s không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
  • D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.

Câu 8: Chọn những câu đúng trong các câu sau:

  • A. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng nước trong các ống có tiết diện nhỏ (hoặc các khe nhỏ) được dâng lên hay hạ xuống so với mực nước trong bình chứa.
  • B. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng trong các ống có tiết diện nhỏ (hoặc các khe nhỏ) được dâng lên so với mực chất lỏng trong bình chứa.
  • C. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng trong các ống mao quản (hoặc các khe nhỏ) được dâng lên hay hạ xuống so với mực chất lỏng trong bình chứa.
  • D. Nếu ống mao dẫn có tiết diện rất nhỏ thì xảy ra hiện tượng mao dẫn.

Câu 9: Tính chất nào sau đây KHÔNG liên quan đến chất rắn kết tinh?

  • A. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.
  • B. Có tình dị hướng hoặc đẳng hướng.
  • C. Có cấu trúc mạng tinh thể.
  • D.Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 10: Hơi nước bão hoà ở 20°C được tách ra khỏi nước và đun nóng đẳng tích tới 27°C, áp suất của nó có giá trị :

  • A. 17,36mmHg              
  • B. 23,72mmHg             
  • C.15,25mmHg             
  • D. 17,96mmHg.

Câu 11: Điều nào sau đây là đúng liên quan đến sự nở dài?

  • A. Độ giãn nở tỉ lệ thuận với chiều dài ban đầu.
  • B. Chiều dài của vật tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
  • C. Hệ số nở dài cho biết độ gia tăng nhiệt độ khi vật nở dài thêm 1cm.
  • D. Hệ số nở dài cho biết độ tăng chiều dài tỉ đối khi nhiệt độ tăng 1°C.

Câu 12: Tính chất nào là của của chất đơn tinh thể?

  • A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
  • B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
  • C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
  • D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Câu 13: Không khí ở một nơi có nhiệt độ 30°C, có điểm sương là 20°C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí tại đó là:

  • A. 30,3g/m$^{3}$               
  • B. 17,3g/m$^{3}$                 
  • C. 23,8g/m$^{3}$                  
  • D. Một giá trị khác .

Câu 14: Giữa hệ số nở khối β và hệ số nở dài α có biểu thức:

  • A.β=α/3
  • B.β=$\sqrt{3}$.α
  • C.β=α$^{3}$
  • D.β=3α

Câu 15: Lực căng mặt ngoài của chất lỏng có phương:

  • A. Bất kỳ.
  • B. Vuông góc với bề mặt chất lỏng.
  • C. Hợp với mặt thoáng một góc
  • D. Tiếp tuyến với mặt thoáng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.

Câu 16: Điều nào sau đây là đúng đối với hơi bão hòa?

  • A. Áp suất hơi bão hòa của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của hơi.
  • B. Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
  • C. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào thể tích và bản chất của hơi.
  • D. Hơi bão hòa có áp suất bé hơn áp suất hơi khô ở cùng một nhiệt độ.

Câu 17: Chọn câu trả lời đúng.

Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 2,8.10$^{3}$ J/Kg.

  • A. Khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.10$^{3}$ J khi nóng chảy hoàn toàn.
  • B. Mỗi Kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.10$^{3}$ J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
  • C. Khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.10$^{3}$J để hoá lỏng.
  • D. Mỗi Kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.10$^{3}$J khi hoá lỏng hoàn toàn.

Câu 18: Tại sao giọt dầu lại có dạng khối cầu nằm lơ lửng trong dung dịch rượu có cùng khối lượng riêng với nó?

  • A. Vì hợp lực tác dụng lên giọt dầu bằng không, nên do hiện tượng căng bề mặt, làm cho diện tích bề mặt của giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất ứng với diện tích mặt cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
  • B. Vì giọt dầu không chịu tác dụng của lực nào cả, nên do hiện tượng căng bề mặt, diện tích bề mặt giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất ứng với diện tích của mặt hình cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
  • C. Vì giọt dầu không bị dung dịch rượu dính ướt, nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch.
  • D. Vì lực căng bề mặt của dầu lớn hơn lực căng bề mặt của dung dịch rượu, nên ón nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.

Câu 19: Một dây tải điện ở 20 $^{o}$C có độ dài 1800 m. Xác định độ nở dài của dây tải điện này khi nhiệt độ tăng lên đến 40 $^{o}$C về mùa hè. Biết hệ số nở dài của dây tải điện là 11,5.10-6 K-1.

  • A. 41,4 cm
  • B. 51,4 cm
  • C. 48,5 cm
  • D. 55,5 cm

Câu 20: Một thanh thép tròn đường kính 16mm và suất đàn hồi E = 2.1011 Pa. Giữ chặt một đầu thanh và nén đầu còn lại của nó bằng một lực F = 1,6.105 N để thanh này biến dạng nén đàn hồi. Tính độ co ngắn tỉ đối |∆l| của thanh ( là độ dài ban đầu, là độ biến dạng nén).

  • A. 0,695%
  • B. 0,415%
  • C. 0,688%
  • D. 0,398%

Câu 21: Một thanh ray đường sắt dài 15m ở nhiệt độ 25$^{o}$C. Phải có một khe hở bao nhiêu giữa hai đầu thanh ray để nếu nhiệt độ ngoài trời tăng đến 60$^{o}$C thì vẫn đủ chổ cho thanh dãn ra. Cho hệ số nở dài của thép là 11,4.10$^{-6}$K$^{-1}$.

  • A. 5,9 mm
  • B. 6,8 mm
  • C. 8,6 mm
  • D. 9,5 mm

Câu 22: Cần cung cấp một nhiệt lượng bằng bao nhiêu để làm cho m = 200 g nước lấy ở t1 = 10 $^{o}$C sôi ở t2 = 100 $^{o}$C và 10 % khối lượng của nó đã hóa hơi khi sôi. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4190 J/kg.K và nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,26.106 J/kg. Chọn đáp án đúng.

  • A. 129525 J.
  • B. 110610 J.
  • C. 120620 J.
  • D. 130610 J.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

CHƯƠNG 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

CHƯƠNG 5: CHẤT KHÍ

CHƯƠNG 6: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

CHƯƠNG 7: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập