Trắc nghiệm vật lí 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (P3)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Vật rắn nào dưới đây là vật rắn vô định hình ?

  • A. Băng phiến.           
  • B. Thủy tinh.           
  • C. Kim loại.           
  • D. Hợp kim.

Câu 2: Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây ?

  • A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
  • B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
  • C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định
  • D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Câu 3: Hai thanh kim loại, Một bằng sắt và một bằng kẽm ở 0°C có chiều dài bằng nhau, còn ở 100°C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt là α1 = 1,14.10$^{-5}$k$^{-1}$ và của kẽm là α2 = 3,4.10$^{-5}$k$^{-1}$. Chiều dài của hai thanh ở 0°C là:

  • A. l0 = 0,442mm            
  • B. l0 = 4,42mm.            
  • C. l0 = 44,2mm            
  • D. l= 442mm.

Câu 4: Một thanh ray có chiều dài ở 0°C là 12,5 m. Hỏi khi nhiệt độ là 50°C thì nó dài thêm bao nhiêu? (biết hệ số nở dài là 12.10$^{-6}$k$^{-1}$)

  • A. 3,75mm                     
  • B. 6mm                   
  • C. 7,5mm                  
  • D. 2,5mm

Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?

  • A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng của chất lỏng.
  • B. Hệ số căng bề mặt σ của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
  • C. Hệ số căng bề mặt σ không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
  • D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.

Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về các phân tử cấu tạo nên chất lỏng?

  • A. Khoảng cách giữa các phân tử chất lỏng vào khoảng kích thước phân tử.
  • B. Mỗi phân tử chất lỏng luôn dao động hỗn độn quanh một vị trí cân bằng xác định. Sau một khoảng thời gian nào đó , nó lại nhảy sang một vị trí cân bằng khác.
  • C. Mọi chất lỏng đều được cấu tạp từ một loại phân tử.
  • D. Khi nhiệt độ tăng, chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng cũng tăng.

Câu 7: Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thoả mãn điều kiện:

  • A. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và không bị nước dính ướt.
  • B. Tiết diện nhỏ hở một đầu và không bị nước dính ướt.
  • C. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu.
  • D. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và bị nước dính ướt.

Câu 8: Chất rắn vô định hình có đặc điểm và tính chất là:

  • A. có tính dị hướng
  • B. có cấu trúc tinh thế
  • C. có dạng hình học xác định
  • D. có nhiệt độ nóng chảy không xác định

Câu 9: Hai thanh kim loại, một bằng sắt và một bằng kẽm ở 0°C có chiều dài bằng nhau, còn ở 100°C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt là α1 = 1,14.10$^{-5}$k$^{-1}$ và của kẽm là α2 = 3,4.10$^{-5}$k$^{-1}$. Chiều dài của hai thanh ở 0°C là:

  • A. l0 = 0,442mm             
  • B. l0 = 4,42mm.             
  • C. l0 = 44,2mm            
  • D. l0 = 442mm.

Câu 10: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng :

  • A. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
  • B. Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
  • C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
  • D. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.

Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?

  • A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
  • B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.
  • C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
  • D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.

Câu 12: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi.

  • A. Nhệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.
  • B. Nhiệt hoá hơi tỉ lệ với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi.
  • C. Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun trên kilôgam (J/kg ).
  • D. Nhiệt hoá hơi được tính bằng công thức Q = L.m trong đó L là nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vật rắn vô định hình?

  • A. Vật rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể.
  • B. Vật rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định.
  • C. Vật rắn vô định hình có tính dị hướng.
  • D. Vật rắn vô định hình khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang lỏng.

Câu 14: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?

  • A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
  • B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.
  • C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
  • D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.

Câu 15: Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và chất rắn là:

  • A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
  • B. Bề mặt tiếp xúc.
  • C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng.
  • D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng.

Câu 16: Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh:

  • A. Khác nhau ở chổ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định, còn chất rắn vô định hình thì không.
  • B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định
  • C. Chất rắn kết tinh đa tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình
  • D. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định

Câu 17: Khi đốt nóng một vành kim loại mỏng và đồng chất thì

  • A. đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ như nhau.
  • B. đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ khác nhau.
  • C. đường kính ngoài tăng, đường kính trong không đổi.
  • D. đường kính ngoài tăng, đường kính trong giảm theo tỉ lệ như nhau.

Câu 18: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 0 $^{o}$C để chuyển nó thành nước ở 20 $^{o}$C. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 34.104 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Chọn đáp án đúng.

  • A. 194400 J.
  • B. 164400 J.
  • C. 1694400 J.
  • D. 1894400 J.

Câu 19: Buổi sáng nhiệt độ không khí là 23 $^{o}$C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ là 30 $^{o}$C và độ ẩm tỉ đối là 60 %. Hỏi buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn và hơn bao nhiêu g/m $^{3}$. Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 23 $^{o}$C là 20,60 g/m$^{3}$ và ở 30 $^{o}$C là 30,29 g/m$^{3}$.

  • A. Buổi trưa nhiều hơi nước hơn, hơn 1,694g/m$^{3}$.
  • B. Buổi trưa ít hơi nước hơn, ít hơn 1,694g/m$^{3}$.
  • C. Buổi trưa nhiều hơi nước hơn, hơn 0,694g/m$^{3}$.
  • D. Buổi trưa ít hơi nước hơn, ít hơn 0,694g/m$^{3}$.

Câu 20: Ở nhiệt độ 0 $^{o}$C tổng chiều dài của thanh đồng và thanh sắt là l0 = 5 m. Hiệu chiều dài của chúng ở cùng nhiệt độ bất kỳ nào cũng không đổi. Tìm chiều dài của mỗi thanh ở 0 $^{o}$C. Biết hệ số nở dài của đồng là 18.10$^{-6}$K$^{-1}$, của sắt là 12.10$^{-6}$K$^{-1}$.

  • A. l0s = 3 m; l0đ = 2 m
  • B. l0s = 3,5 m; l = 1,5 m
  • C. l0s = 4 m; l = 1 m
  • D. l0s = 1 m; l0đ = 4 m

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

CHƯƠNG 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

CHƯƠNG 5: CHẤT KHÍ

CHƯƠNG 6: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

CHƯƠNG 7: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập