Câu 1: Cân bằng bền là loại cân bằng có vị trí trọng tâm:
- A. Cao nhất so với các vị trí lân cận
-
B. Thấp nhất so với các vị trí lân cận
- C. Bất kì so với các vị trí lân cận
- D. Cao bằng với các vị trí lân cận
Câu 2: Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang như hình. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả tạ hình cầu có khối lượng 8 kg. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s$^{2}$ . Áp lực của quả cầu lên các mặt phẳng đỡ bằng
-
A. 40N; 40$\sqrt{3}$ N
- B. 80N; 40$\sqrt{3}$ N
- C. 40N; 40$\sqrt{2}$ N
- D. 20N; 20$\sqrt{3}$ N
Câu 3: Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30cm. Để thước cân bằng và nằm ngang, ta cần treo một vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu?
- A. 4,38 N
- B. 5,24 N
-
C. 6,67 N
- D. 9,34 N
Câu 4: Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực đó có giá đồng phẳng và đồng quy không song song là:
-
A. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba
- B. Ba lực đó có độ lớn bằng nhau
- C. Ba lực đó phải vuông góc với nhau từng đôi một
- D. Ba lực đó không nằm trong một mặt phẳng
Câu 5: Một cái thước AB đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm. Một lực F1 = 5 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên điểm C của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình) và cách A 30 cm. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực tác dụng của trục quay O lên thước có hướng và độ lớn
- A. cùng hướng với $\vec{F_{1}}$ và có độ lớn R = 13 N.
- B. cùng hướng với $\vec{F_{1}}$ và có độ lớn R = 8 N.
-
C. ngược hướng với $\vec{F_{1}}$ và có độ lớn R = 3 N.
- D. ngược hướng với $\vec{F_{1}}$ và có độ lớn R = 5 N.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về trọng tâm của vật rắn?
- A. Lực tác dụng vào vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật chuyển động quay.
- B. Trọng tâm của vật luôn đặt tại một điểm nằm trên vật.
-
C. Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
- D. Lực tác dụng lên vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật vừa quay vừa tịnh tiến.
Câu 7: Bánh xe có bán kính R = 50cm, khối lượng m = 50kg (hình vẽ). Tìm lực kéo tối thiểu F nằm ngang đặt trên trục để bánh xe có thể vượt qua bậc có độ cao h = 30cm. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10m/2$^{2}$.
- A. 2085 N
- B. 1586 N
- C. 1238 N
-
D. 1146 N
Câu 8: Thanh AB đồng chất có trọng lượng 4 N, chiều dài 8 cm. Biết quả cân có trọng lượng P1 = 10 N treo vào đầu A, quả cân có trọng lượng P2 treo vào đầu B. Trục quay O cách A 2 cm, hệ nằm cân bằng. P2 có độ lớn là
- A. 5 N.
- B. 4,5 N.
- C. 3,5 N.
-
D. 2 N.
Câu 9: Một vật rắn có trục quay cố định, nó chịu tác dụng lực $\vec{F}$. Tình huống nào sau đây, vật sẽ không thực hiện chuyển động quay?
- A. Giá của lực đi qua trọng tâm của vật.
-
B. Giá của lực song song với trục quay.
- C. Giá của lực đi qua trục quay.
- D. Cả B và C đều đúng.
Câu 10: Khi dùng Tua-vít để vặn đinh vít, người ta đã tác dụng vào các đinh vít
-
A. một ngẫu lực
- B. hai ngẫu lực
- C. cặp lực cân bằng
- D. cặp lực trực đối.
Câu 11: Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
- A. Khối lượng của vật.
- B. Hình dạng và kích thước của vật.
-
C. Tốc độ góc của vật.
- D. Vị trí của trục quay.
Câu 12: Để giữ thanh nặng OA có thể nằm nghiêng với sàn một góc α = 30°, ta kéo đầu A bằng sợi dây theo phương vuông góc với thanh, còn đầu O được giữ bởi bản lề. Biết thanh OA đồng chất, tiết diện đều trọng lượng là P = 400N. Tính độ lớn lực kéo F.
- A. 100 N
-
B. 100 N
- C. 150 N
- D. 150 N
Câu 13: Nhận xét nào sau đây là đúng. Quy tắc momen lực:
- A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định
- B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định
- C. Không dùng cho vật nào cả
-
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định
Câu 14: Thanh AB khối lượng m1 = 10kg, chiều dài l = 3m gắn vào tường bởi bản lề A. Đầu B của thanh treo vật nặng m2 = 5kg. Thanh được giữ cân bằng nằm ngang nhờ dây treo CD; góc α = 45°. Tìm lực căng và phản lực tác dụng lên thanh AB biết AC = 2m.
-
A. T = 150$\sqrt{2}$ N và N = 150 N
- B. T = 150$\sqrt{2}$ N và N = 250 N
- C. T = 150$\sqrt{3}$ N và N = 250 N
- D. T = 150$\sqrt{3}$ N và N = 150 N.
Câu 15: Một thanh cứng AB có khối lượng không đáng kể, dài 1 m, được treo nằm ở hai đầu AB nhờ hai lò xo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên bằng nhau và có độ cứng k1 = 90 N/m và k2 = 60 N/m. Để thanh vẫn nằm nganh phải treo một vật nặng vào điểm C cách A là
-
A. 40 cm.
- B. 60 cm.
- C. 45 cm.
- D. 75 cm.
Câu 16: Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là
- A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.
- B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
- C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.
-
D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.