Trắc nghiệm vật lý 11 bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (P1)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 11 bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Một vật rỗng đang tích điện sẽ có điện trường

  • A. bên trong vật bằng không. 
  • B. bên ngoài vật bằng không. 

  • C. đều bên trong vật. 
  • D. đều ở bề mặt vật

Câu 2: Cường độ điện trường có đơn vị là 

  • A. N/m 
  • B. V 
  • C. V/m 
  • D. $N/m^{2}$

Câu 3: Đặt bốn điện tích có cùng độ lớn q tại bốn đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh a với điện tích dương đặt tại A, D, điện tích âm đặt tại B và C. Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại giao điểm hai đường chéo của hình vuông.

  • A. $\frac{4\sqrt{2}kq}{a^{2}}$
  • B. $\frac{4\sqrt{3}kq}{a^{2}}$
  • C. $\frac{4kq}{3a^{2}}$
  • D. $\frac{\sqrt{3}kq}{a^{2}}$

Câu 4: Một quả cầu nhỏ khối lượng $2\sqrt{3}$ g mang điện tích 10-5C được treo ở đầu một sợi chỉ tơ đặt trong điện trường đều có vecto cường độ điện trường E→ nằm ngang (E = 2000 V/m). Khi quả cầu nằm cân bằng, dây treo lệch với phương thẳng đứng góc α là

  • A.300
  • B.600
  • C.450
  • D.530

Câu 5: Tại ba đỉnh A, B và C của một hình vuông, cạnh a đặt ba điện tích dương có cùng độ lớn q. Trong đó điện tích tại A và C là điện tích dương, còn điện tích tại B là điện tích âm. Xác định cường độ điện trường tổng hợp do ba điện tích gây ra tại điểm D.

  • A. $\frac{kq}{a^{2}}(\sqrt{2}-1)$
  • B. $\frac{2\sqrt{2}kq}{a^{2}}$
  • C. $\frac{kq}{a^{2}}(2\sqrt{2}-1)$
  • D. $\frac{4\sqrt{2}kq}{a^{2}}$

Câu 6: Chọn phát biểu sai. Điện trường

  • A. là dạng vật chất truyền tuơng tác điện.
  • B tác dụng lực điện lên diện tích khác đặt trong nó.
  • C. Không tồn tại trong môi trường chân không.
  • D. do điện tích sinh ra và gắn với điện tích

Câu 7: Bốn điểm A, B, C và D trong không khí tạo thành một hình chữ nhật ABCD với AD = a = 3 cm, AB = b = 4 cm. Các điện tích q1, q2 và q3 lần lượt đặt tại A, B và C. Biết $q2=-12,5.10^{-8}$C và cường độ điện trường tổng hợp tại D bằng 0. Tính q1 và q3

  • A. $q1= 2,7.10^{-8}$C;$q3= 6,4.10^{-8}$C
  • B. $q1= 5,1.10^{-8}$C;$q3= 6,4.10^{-8}$C
  • C. $q1= 3,7.10^{-8}$C;$q3= 3,4.10^{-8}$C
  • D. $q1= 2,1.10^{-8}$C;$q3= 3,4.10^{-8}$C

Câu 8: Hai điện tích q1 = q2 (q > 0) đặt tại hai điểm A và B với AB = 2a. M là điểm nằm trên đường trung trực của AB và cách AB một đoạn h. Xác định h để cường độ điện trường tại M cực đại.

  • A. $\frac{a}{2\sqrt{2}}$
  • B. $\frac{a}{\sqrt{2}}$
  • C. $\frac{a}{\sqrt{2}}$
  • D. $\frac{2a}{\sqrt{3}}$

Câu 9: Một hòn bi nhỏ bằng kim loại được đặt trong dầu. Bi có thể tích V = 10$mm^{3}$, khối lượng $m = 9.10^{-5}$ kg. Dầu có khối lượng riêng D = 800 $kg/m^{3}$. Tất cả được đặt trong điện trường đều,E→ hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Tính điện tích mà hòn bi tích được để nó có thể lơ lửng trong dầu. Cho $g = 10 m/s^{2}$.

  • A. $2,5.10^{-8}$C
  • B. $2.10^{-9}$C
  • C. $4.10^{-9}$C
  • D. $5.10^{-8}$C

Câu 10: Một electron bay trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu từ bản âm sang bản dương. Khoảng cách giữa hai bản là 2cm.Cường độ điện trường đều là $9.10^{4}$V/m. Electron có điện tích $e=-1,6.10^{-19}$ C, khối lượng $m=9,1.10^{-31}$ kg. vận tốc ban đầu của electron bằng 0.Thời gian bay của electron là:

  • A. $1,73.10^{-8}$s

  • B. $1,58.10^{-9}$s
  • C. $1,6.10^{-8}$s
  • D, $1,73.10^{-9}$s

Câu 11: Tại ba đỉnh A, B và C của một hình vuông ABCD cạnh 6 cm trong chân không, đặt ba điện tích điểm $q1 = q3 = 2.10^{-7}$C và $q2 = -4.10^{-7}$C. Xác định điện tích q4 đặt tại D để cường độ điện trường tổng hợp gây bởi hệ điện tích tại tâm O bằng 0.

  • A. $-4.10^{-7}$C
  • B. $3.10^{-7}$C
  • C. $-2,5.10^{-7}$C
  • D. $5.10^{-7}$C

Câu 12: Tại hai đỉnh A, B của một tam giác đều ABC cạnh a đặt hai điện tích điểm $q1=q2=4.10^{-9}$C trong không khí. Hỏi phải đặt điện tích q3 có giá trị bao nhiêu tại C để cường độ điện trường gây ra bởi hệ ba điện tích tại trọng tâm G của tam giác bằng 0.

  • A. $2.5.10^{-8}$C
  • B. $3.10^{-9}C
  • C. $4.10^{-9}C
  • D, $5.10^{-8}C

Câu 13: Chọn ý sai. Điện trường đều

  • A. có cường độ như nhau tại mỗi điểm.
  • B. dường sức điện là những đường thẳng song song cách đều nhau.
  • C. xuất hiện giữa hai bản kim loại phẳng song song và tích điện trái dấu.
  • D. xuất hiện xung quanh dòng điện có cường độ không đổi.

Câu 14: Các đường sức điện là các đường có

  • A. cong bao quanh các điện tích đứng yên.
  • B. cong không kín.
  • C. cong khép kín có hướng của vectơ cường độ điện trường.
  • D. đi ra khỏi điện tích âm và đi vào điện tích dương. 

Câu 15: Độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm được xác định bởi

  • A. đường sức điện. 

  • B. độ lớn điện tích thử.
  • C. cường độ điện trường. 
  • D. hằng số điện môi.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.
  • B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
  • C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường
  • D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích ương đặt tại diệu

Câu 17: Đặt một điện tích dương, khối lượng không đáng kể vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động

  • A. dọc theo chiều của đường sức điện trường. 
  • B. ngược chiều đường sức điện trường.
  • C. vuông góc với đường sức điện trường
  • D. theo một quỹ đạo bắt kỳ.

Câu 18: Khái niệm nảo dưới đây cho biết độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm? .

  • A. Điện tích. 
  • B. Diện trường.
  • C. Cường độ điện trường. 
  • D. Đường sức điện trường

Câu 19: Tại hai điểm A và B cách nhau 20 cm trong không khí có đặt hai điện tích $q1=4.10^{-6}$ và $q2=-6.10^{-6}$ . Xác định cường độ điện trường do hai điện tích điểm này gây ra tại C, biết AC = 12 cm, BC = 16 cm. Xác định lực điện tác dụng lên điện tích $q3=-5.10^{-8}$C đặt tại C.

  • A. 2,53N
  • B. 0,34N
  • C. 0,32N
  • D. 0,17N

Câu 20. Cường độ điện trường tại một điểm là

  • A. đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện năng lượng.
  • B. đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực.
  • C. đại lượng vô hướng và tỉ lệ với tích độ lớn điện tích.
  • D. dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích đứng yên.

Câu 21: Chọn phát biêu sai:

  • A. Đường sức của điện trường tại mỗi điểm trùng với vectơ cường độ điện trường.
  • B. Qua bất kì điểm nào trong điện trường cũng có thể vẽ được một đường sức.
  • C. Các đường sức không cắt nhau và chiều của đường sức là chiều của vectơ cường độ điện trường.
  • D. Đường sức của điện trường (tĩnh) không khép kín, xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 11

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

CHƯƠNG 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 4: TỪ TRƯỜNG

CHƯƠNG 5: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG 6: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 7: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.