I – CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT ĐÃ HỌC
1. Em hãy dẫn ra một số bài văn (văn bản) đã học trong sách giáo khoa ngữ văn 6, từ đó phân loại những bài văn học theo các phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, … Thống kê theo bảng sau:
STT |
Các phương thức biểu đạt chính |
Thể hiện qua các bài vân đã học |
1 |
Tự sự |
Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Ếch ngồi đáy giếng; Treo biển; Thầy bói xem voi; Lợn cưới, áo mới; Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng; Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Lượm; Đêm nay Bác không ngủ. |
2 |
Miêu tả |
Sông nước Cà Mau; Vượt thác; Mưa; Cô Tô; Lao xao; Cây tre Việt Nam; Động Phong Nha. |
3 |
Biểu cảm |
Lượm; Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cô Tô, Cây tre Việt Nam; Lao xao; Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử. |
4 |
Nghị luận |
Lòng yêu nước Bức thư của thủ lình da đỏẽ |
5 |
Thuyết minh |
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Động Phong Nha. |
6 |
Điều hành |
Đơn từ |
2, Hãy xác định và ghi ra vở phương thức biểu đạt chính trong các văn bản sau:
STT |
Tên văn bản |
Phương thức biểu đạt chính |
1 |
Thach Sanh |
Tư sư |
2 |
Lươm |
Tư sư - biểu cảm - biểu cảm |
3 |
Mưa |
Miêu tả - biểu cảm |
4 |
Bài học đường đời đầu tiên |
Tự sự |
5 |
Cây tre Việt Nam |
Miêu tả - biểu cảm |
3. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, em đã được luyện tập làm các loại văn bản theo những phương thức nào? Thống kê ra vở theo bảng sau:
STT |
Phương thức biểu đạt |
Đã tập làm |
1 |
Tự sự |
x |
2 |
Miêu tả |
x |
3 |
Biểu cảm |
|
4 |
Nghị luận |
|
II – ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM
1.Theo em, các văn bản miêu tả, tự sự (kể chuyện) và đơn từ khác nhau ở chỗ nào? So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày (các phần trong một văn bản) của ba loại văn bản này. Ghi vào vở theo bảng sau:
STT |
Văn bản |
Mục đích |
Nội dung |
Hình thức |
1 |
Tự sự |
Thông báo, giải thích, nhân thức |
Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả |
Văn Xuôi, tự do |
2 |
Miêu tả |
Cho hình dung, cảm nhân |
Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người |
Văn xuôi, tự do |
3 |
Đơn từ |
Đề đạt yêu cầu |
Lí do và yêu cầu |
Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó |
2. Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự điều có ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần. Tổng kết vào vở theo bảng sau:
STT |
Các phần |
Tự sự |
Miêu tả |
1 |
Mở bài |
Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc. |
Giới thiệu đối tượng miêu tả |
2 |
Thân bài |
Diễn biến câu chuyện, sự việc một cách chi tiết. |
Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới (theo một trật tự quan sát) |
3 |
Kết bài |
Kết quả sự việc, suy nghĩ |
Cảm xúc, suy nghĩ (cảm tưởng) |
3. Em hãy nêu mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự. Cho ví dụ cụ thể.
Trong văn bản tự sự thì: sự việc, nhân vật, chủ đề có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau
- Sự việc do nhân vật làm ra. Nếu không có sự việc thì nhân vật trở nên nhạt nhẽo, đơn điệu, vô vị, không tạo thành cốt truyện.
- Sự việc và nhân vật phải cùng tập trung làm nổi bật chủ đề của truyện. Ngược lại, chủ đề của truyện nếu không được thể hiện trong nhân vật, qua sự việc thì nhất định sẽ khô khan, cứng nhắc, không có sức thuyết phục.
Ví dụ: Truyện Thạch Sanh
- Sự việc: Thạch Sanh mồ côi, lớn lên bên gốc đa, gặp Lí Thông, bị lừa đi giết chằn tinh, bắn đại bàng cứu công chúa ...
- Nhân vật chính: Thạch Sanh
- Chủ đề: Ca ngợi sự thật thà, dũng cảm, đề cao cái Thiện, diệt trừ cái ác.
Nếu không có nhân vật Thạch Sanh thì không có các sự việc và chủ để của truyện cũng không có dịp để thể hiện.
4. Nhân vật trong văn tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố nào? Hãy nêu dẫn chứng vể một nhân vật trong truyện mà em đã học.
Nhân vật trong văn tự sự thường được kể và miêu tả qua các yếu tố:
- Chân dung ngoại hình
- Ngôn ngữ
- Cử chỉ, hành động, suy nghĩ
- Lời nhận xét của các nhân vật khác hoặc của người kể, tả.
Ví dụ:
Nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):
- Chân dung ngoại hình: Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, đầu to ra nổi từng tảng; hai răng đen nhánh …
- Ngôn ngữ: trịch thượng, hách dịch.
- Cử chỉ, hành động: đi đứng oai vệ, rún rẩy các kheo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu, trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu...
- Suy nghĩ: tôi cho là tôi giỏi, tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ.
5. Thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt như thế nào? Em hãy cho một ví dụ.
- Thứ tự kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt.
- Thứ tự kể có thể theo trình tự thời gian làm cho câu chuyên mạch lạc, rõ ràng dễ theo dõi. Ví dụ truyện Sự tích Hồ Gươm.
- Theo trình tự không gian: từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, từ khái quá: đến cụ thể hoặc ngược lại. Ví dụ: cảnh sông nước Cà Mau.
- Không theo trình tự thời gian mà xáo trộn theo diễn biến tâm trạng, cảm xúc của người kể tả.
Ví dụ: Bức tranh của em gái tôi.
Ngôi kể:
- Kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng làm tâng độ tin cậy của câu chuyện: Dế Mèn phiêu lưu kí, Bức tranh của em gái tôi.
- Kể theo ngôi thứ ba làm cho câu chuyện trở nên khách quan: Sơn Tinh, Thu i Tinh; Thạch Sanh ...
6. Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người?
Khi miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người vì:
- Để tả cho thật, cho đúng và sâu sắc.
- Tránh miêu tả thiếu chân thực, chung chung, hời hợt.
7. Hãy nêu lại các phương pháp miêu tả đã học.
Các phương pháp miêu tả đã học:
- Tả cảnh thiên nhiên
- Tả đổ vật
- Tả con vật
- Tả người
- Tả cảnh sinh hoạt
- Tả sáng tạo, tưởng tượng.
Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 2
Từ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh bộ đội đã được chứng kiến câu chuyện cảm động đó và kể lại bằng một bài văn.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 2
Từ bài thơ mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em.
Xem lời giải
Câu 3: Trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 2
Trong các nội dung của tờ đơn nêu ở Bài tập 3, SGK còn thiếu mục nào? Mục đó có thể thiếu được không?
Quốc hiệu và tiêu ngữ
Nơi làm đơn và ngày … tháng … năm …
Tên đơn
Nơi gửi
Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn
Cam đoan và cảm ơn
Kí tên