Bài thơ Sa bẫy có sử dụng phương thức tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng

Bài 2 (Trang 29 – SGK) Bài thơ này có phải sử dụng phương thức tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng:

         Sa bẫy

Bé Mây rủ mèo con

Đánh bẫy bầy chuột nhắt

Mồi thơm: cá nướng ngon

Lửng lơ trong cạm sắt.

Lũ chuột tham hoá ngốc

Chẳng nhịn thèm được đâu!

Bé Mây cười tít mắt

Mèo gật gù, rung râu.

Đêm ấy Mây nằm ngủ

Mơ đầy lồng chuột sa

Cùng mèo con đem xử

Chúng khóc ròng, xin tha !

Sáng mai vùng xuống bếp:

Bẫy sập tự bao giờ

Chuột không, cá cũng hết

Giữa lồng mèo nằm... mơ !

(Nguyễn Hoàng Sơn, Dắt mùa thu qua phố )

Bài Làm:

  • Bài thơ kể về việc bé Mây cùng mèo con bẫy chuột nhưng mèo con thèm ăn quá đã chui vào bẫy ăn cả phần của chuột và bị sập bẫy. Bài thơ Sa bẫy kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc cho nên phương thức biểu đạt của bài thơ này là tự sự.
  • Kể lại câu chuyện:

Vì trong nhà có nhiều chuột nhắt đang phá hoại đồ đạc nên bé Mây cùng mèo con quyết định đánh bẫy chuột nhắt.Bé Mây cùng mèo con đoán chắc chuột sẽ vì mồi ngon mà sa bẫy. Đêm đó, bé Mây mơ ngủ thấy cảnh chuột sa bẫy và cùng mèo con xử tội lũ chuột. Nhưng sáng hôm sau khi tỉnh dậy, Mây thấy chiếc bẫy đã bị sập. Kết quả là mèo con vì tham ăn nên đã ăn hết phần cá trong bẫy chuột và đang nằm ngủ trong đó.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự

Bài 1 (Trang 28 – SGK) Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Ông già và thần chết

Một ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống rồi nói:

- Chà, giá thần chết đến mang ta đi có phải hơn không!

Thần Chết đến và bảo:

 - Ta đây, lão cần gì nào?

Ồng già sợ hãi bảo:

- Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.

(Lép Tôn-xtôi, Kiến và chim bồ câu)

Hãy cho biết: Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?

Xem lời giải

Bài 3 (Trang 29 – SGK) Hai văn bản Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?

Xem lời giải

Bài 4 (Trang 30 – SGK) Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.

Xem lời giải

Bài 5 (Trang 30 – SGK) Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh dể thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?

Xem lời giải

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Tìm hiểu chung về văn tự sự"

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 6, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Soạn văn 6 tập 1

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

BÀI 8

BÀI 9

BÀI 10

BÀI 11

BÀI 12

BÀI 13

BÀI 14

BÀI 15

BÀI 16

Soạn văn 6 tập 2

BÀI 18

BÀI 19

BÀI 20

BÀI 21

BÀI 22

BÀI 23

BÀI 24

BÀI 25

BÀI 26

BÀI 27

BÀI 28

BÀI 29

BÀI 30

BÀI 31

BÀI 32

VNEN NGỮ VĂN 6 TẬP 1

VNEN NGỮ VĂN 6 - TẬP 2

Tuyển tập văn mẫu lớp 6

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ