Trắc nghiệm Hoá học 10 học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 10 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm về cấu trúc và liên kết trong tinh thể iot:

  • A. Các nguyên tử I$_{2}$ phân bố ở các đỉnh và tâm ở các mặt của hình lập phương
  • B. Các phân tử I$_{2}$ phân bố ở các đỉnh và tâm ở các mặt của hình lập phương
  • C. Các phân tử I$_{2}$ liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị
  • D. Các nguyên tử I$_{2}$ liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các nguyên tử

Câu 2: Trong các tinh thể sau tinh thể nào là tinh thể phân tử

  • A. Silic     
  • B. Kim cương
  • C. Nước đá     
  • D. Gemani

Câu 3: Người ta có thể dùng dao để cắt kính, mũi khoan để khoan được các vật rất cứng là do đầu mũi dao và khoan có gắn:

  • A. Kim cương     
  • B. Silic
  • C. Sắt     
  • D. Bạc

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

  •    A. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể phân tử.
  •    B. Photpho trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử.
  •    C. Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử.
  •    D. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.

Câu 5: Khi cho đá vào cốc nước ta thấy đá nổi lên là do:

  • A. Nước đá có cấu trúc rỗng nên nước đã có tỉ khối nhỏ hơn khi nước ở trạng thái lỏng
  • B. Nước đá là chất rắn
  • C. Nước đá đang trong quá trình tan
  • D. Nước đá có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nước thường

Câu 6: Tìm câu sai :

  • A. kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể nguyên tử.
  • B. trong mạng tinh thể nguyên tử, các nguyên tử được phân bố luân phiên đều đặn theo một trật tự nhất định.
  • C. liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu
  • D. tinh thể nguyên tử bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao

Câu 7: Băng phiến ( long não) có khả năng diệt côn trùng, mối mọt,... là do:

  • A. Băng phiến rất độc côn trùng ăn vào sẽ bị chết
  • B. Các tinh thể băng phiến hóa hơi, các tinh thể tách rời khỏi mạng tinh thể và khuếch tán vào không khí có mùi xua đuổi côn trùng
  • C. Băng phiến có độ dính, bẫy côn trùng dính lại
  • D. Băng phiến có khả năng phát sáng khiến cho côn trùng bay đi

Câu 8: Tinh thể phân tử được cấu tạo từ:

  • A. Ion     
  • B. Nguyên tử
  • C. Phân tử     
  • D. Kim loại

Câu 9: Trong tinh thể kim cương, mỗi nguyên tử C liên kết với bao nhiêu nguyên tử cacbon lân cân gần nhất:

  • A. 1     
  • B. 2
  • C. 3     
  • D.4

Câu 10: Trong tinh thể nước đá, ở các nút mạng tinh thể là: 

  • A. Nguyên tử hidro và oxi
  • B. Phân tử nước
  • C. Các ion H$^{+}$ và O$^{2-}$
  • D. Các ion H$^{+}$ và OH$^{-}$

Câu 11: Hình dạng phân tử của: CH$_{4}$, BF$_{3}$, H$_{2}$O, BeH$_{2}$ tương ứng là: 

  • A. Tứ diện, tam giác, gấp khúc, thẳng
  • B. Tam giác, tứ diện, gấp khúc, thẳng
  • C. Gấp khúc, tam giác, tứ diện, thẳng
  • D. Thẳng, tam giác, tứ diện, gấp khúc

Câu 12: Phân tử NCl$_{3}$ co cấu trúc hình học dạng: 

  • A. Tháp tam giác
  • B. Vuông phẳng
  • C. Tứ diện đều
  • D. Tháp vuông

Câu 13: Cấu trúc của tinh thể phân tử nước đá thuộc loại cấu trúc nào:

  • A. Tứ diện     
  • B. Chữ V
  • C. Thẳng     
  • D. Bát diện

Câu 14: Cấu trúc của tinh thể iot là:

  • A. Lập phương tâm khối     
  • B. Lập phương tâm diện
  • C. Tứ diện     
  • D. Bát diện

Câu 15: Các phân tử I$_{2}$ liên kết với nhau bằng:

  • A. Lực tương tác yếu giữa các phân tử
  • B. Lực tương tác mạnh giữa các phân tử
  • C. Liên kết cộng hóa trị giữa các phân tử
  • D. Không liên kết với nhau

Câu 16: Phân tử PCl$_{5}$ có cấu trúc hình học dạng: 

  • A. Lưỡng tháp tam giác
  • B. Tháp vuông
  • C. Bát diện đều
  • D. Vuông phẳng

Câu 17: Phân tử  BrF$_{5}$ có cấu trúc hình học dạng: 

  • A. Lưỡng tháp tam giác
  • B. Tháp vuông
  • C. Bát diện đều
  • D. Vuông phẳng

Câu 18: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa?

  • A. S    
  • B. F$_{2}$    
  • C. Cl$_{2}$
  • D. N$_{2}$

Câu 19: Trong các phản ứng hóa học, SO$_{2}$ có thể là chất oxi hóa hoặc chất khử vì: 

  • A. SO$_{2}$ là oxit của đa axit 
  • B. SO$_{2}$ là oxit axit
  • C. Lưu huỳnh trong SO$_{2}$ đã đạt số oxi hóa cao nhất
  • D. Lưu huỳnh trong SO$_{2}$ có số oxi hóa trung gian

Câu 20: Khi cho Cl$_{2}$ tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, trong phản ứng này Cl$_{2}$ đóng vai trò là: 

  • A. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
  • B. Chất nhận (e)
  • C. Chất nhường (e)
  • D. Chất nhường (p)

Câu 21: Cho các mệnh đề sau: 

  1. Lưu huỳnh chỉ thể hiện tính khử
  2. S$^{2-}$ trong hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử
  3. SO$_{2}$ vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa
  4. Trong phân tử H$_{2}$SO$_{4}$ thì nguyên tố S chỉ thể hiện tính oxi hóa

Số mệnh đề phát biểu đúng là: 

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4

Câu 22: Lượng cồn (C$_{2}$H$_{5}$OH) trong máu người được xác định bằng cách chuẩn độ huyết thanh với dung dịch kali đicromat. Sơ đồ phản ứng như sau: 

       C$_{2}$H$_{5}$OH + K$_{2}$Cr$_{2}$O$_{7}$ + H$_{2}$SO$_{4}$ $\rightarrow $ CO$_{2}$ + Cr$_{2}$(SO$_{4})_{3}$ + K$_{2}$SO$_{4}$+ H$_{2}$O

Hoàn thành phương trình trên thì hệ số của các chất sau khi cân bằng là: 

  • A. 1, 3, 8, 2, 2, 2, 10
  • B. 1, 2, 8, 2, 2, 2, 11
  • C. 2, 3, 8, 2, 2, 2, 11
  • D. 1, 2, 8, 3, 2, 2, 11

Câu 23: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chấ khử?

  • A. cacbon
  • B. kali
  • C. hidro
  • D. hidro sunfua

Câu 24: Cho phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag$_{+}$→ Cu$^{2+}$ + 2Ag.

Kết luận nào sau đây sai?

  • A. Cu$^{2+}$ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag$_{+}$.
  • B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.
  • C. Ag$_{+}$ có tính oxi hóa mạnh hơnCu$^{2+}$.
  • D. Cu bị oxi hóa bởi ion Ag$_{+}$.

Câu 25: Trong phản ứng nào sau đây, HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?

  • A. Fe + KNO$_{3}$ + 4HCl → FeCl$_{3}$+ KCl + NO + 2H$_{2}$O
  • B. MnO$_{2}$ + 4HCl → MnCl$_{2}$ + Cl$_{2}$+ 2H$_{2}$O
  • C. Fe + 2HCl → FeCl$_{2}$ + H$_{2}$
  • D. NaOH + HCl → NaCl + H$_{2}$O

Câu 26: Cho phản ứng hóa học sau: FeS$_{2}$ + O$_{2}$ → Fe$_{2}$O$_{3}$ + SO$_{2}$

Khi cân bằng phương trình phản ứng với hệ số các chất là các số nguyên tối giản, hệ số của O$_{2}$ là

  • A. 4    
  • B. 6    
  • C. 9    
  • D. 11

Câu 27: Phản ứng giữa HNO$_{3}$ với FeO tạo khí NO. Tổng hệ số các chất sản phẩm trong phương trình hóa học của phản ứng này (số nguyên, tối giản) là

  • A. 8    
  • B. 9    
  • C. 12    
  • D. 13

Câu 28: Cho phản ứng : Cu + HNO$_{3}$ → Cu(NO$_{3})_{2}$ + NO + H$_{2}$O.

Sau khi cân bằng phương trình hóa học của phản ứng, tỉ lệ các hệ số của HNO$_{3}$ và NO là

  • A. 4    
  • B. 3    
  • C. 2   
  • D. 1

Câu 29: Nhận xét không đúng trong các nhận xét sau là: 

  • A. Trong phản ứng oxi hóa khử, sự oxi hóa và sự khử luôn diễn ra đồng thời
  • B. Nguyên tố ở mức oxi hóa trung gian, vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
  • C. Chất oxi hóa gặp chất khử đều có phản ứng hóa học xảy ra
  • D. Sự oxi hóa là quá trình nhường electron, sự khử là quá trình nhận electron

Câu 30: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe$_{2}$O$_{3}$ và Fe$_{3}$O$_{4}$ phản ứng hết với dung dịch HNO$_{3}$ loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Cô cạn X được m gam muối khan. Giá trị của m là: 

  • A. 49,09
  • B. 34,36
  • C. 35,5
  • D. 38,72

Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng? 

Đồng kim loại (Cu) có thể tác dụng với: 

  • A. dung dịch muối sắt (II) tạo thành muối đồng (II) và giải phóng sắt kim loại
  • B. dung dịch muối sắt (III) tạo thành muối đồng (II) và muối sắt (II)
  • C. dung dịch muối sắt (III) tạo thành muối đồng (II) và giải phóng sắt kim loại
  • D. không thể tác dụng với muối sắt (III)

Câu 32: Dãy nào sau đây gồm các phân tử và ion đều vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?

  • A. HCl, Fe$^{2+}$, Cl$_{2}$
  • B. SO$_{2}$, H$_{2}$S, F$^{-}$
  • C. SO$_{2}$, S$^{2-}$, H$_{2}$S
  • D.Na$_{2}$SO$_{3}$, Br$_{2}$, Al$^{3+}$

Câu 33: Khối lượng K$_{2}$Cr$_{2}$O$_{7}$ cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO$_{4}$ trong môi trường H$_{2}$SO$_{4}$ loãng dư là

  • A. 14,7 gam
  • B. 9,8 gam
  • C. 58,8 gam
  • D. 29,4 gam

Câu 34: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$4s$^{1}$, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{5}$. Liên kết hóa học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

  • A. kim loại.    
  • B. cộng hóa trị.    
  • C. ion.    
  • D. cho – nhận.

Câu 35: Liên kết hóa học giữa các ion được gọi là :

  • A. liên kết anion – cation.
  • B. liên kết ion hóa.
  • C. liên kết tĩnh điện.
  • D. liên kết ion.

Câu 36: X, Y là những nguyên tố có điện tích hạt nhân lần lượt là 9, 19.

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X, Y và liên kết trong hợp chất tạo thành từ X và Y là

  • A. 2s$^{2}$2p$^{5}$, 4s$^{1}$ và liên kết cộng hóa trị.
  • B. 2s$^{2}$2p$^{3}$, 3s$^{2}$3p$^{1}$ và liên kết cộng hóa trị.
  • C. 3s$^{2}$3p$^{1}$, 4s$^{1}$ và liên kết ion.
  • D. 2s$^{2}$2p$^{1}$, 4s$^{1}$ và liên kết ion.

Câu 37: Hợp chất tạo bởi clo và những nguyên tố nào dưới đây chứa liên kết ion trong phân tử?

  • A. Ca, Ba, Si
  • B. Cs, Ba, K
  • C. Mg, P, S
  • D. Be, Mg, C

Câu 38: Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion ?

  • A. H$_{2}$S, Na$_{2}$O.      
  • B. CH$_{4}$, CO$_{2}$.
  • C. CaO, NaCl.      
  • D. SO$_{2}$, KCl.

Câu 39: Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion :

  • A. Ion là phần tử mang điện.
  • B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
  • C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
  • D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Câu 40: Hầu hết các hợp chất ion

  • A. có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
  • B. dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
  • C. ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện.
  • D. tan trong nước thành dung dịch không điện li.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ

CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN

CHƯƠNG 6: OXI - LƯU HUỲNH

CHƯƠNG 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập