Giáo án địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đặc điểm khí hậu Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Bài 31. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm khí hậu nước ta và giải thích nguyên nhân hình thành tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và tính chất đa dạng thất thường.
- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng thời tiết thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, Atlat để trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần khí hậu
- Phân tích các bảng số liệu về khí hậu Việt Nam.
- Tính được biên độ nhiệt dựa trên biểu đồ hoặc bảng số liệu về nhiệt độ.
3. Thái độ
- Sống hài hòa với thiên nhiên
- Phát huy được thế mạnh tự nhiên vùng miền qua thành phần khí hậu nhằm khai thác tốt thế mạnh của loại tài nguyên đặc biệt này
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,
+ Năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội thông qua việc xác định các mối quan hệ địa lí giữa vị trí địa lí và khí hậu
+ Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Átlát Địa lí Việt Nam
- Hình 31.1 sgk trang 111
2. Chuẩn bị của HS
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài, bút màu các loại
- Tìm hiểu thông tin về đặc điểm khí hậu ở Việt Nam
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: Nghe nội dung của thành ngữ và đoạn thơ sau, hãy cho biết: Câu thành ngữ và câu thơ sau đây phản ánh hiện tượng thời tiết gì ở nước ta? Hiện tượng này có thể ở đâu trên đất nước ta?
“...Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”
“ Rét tháng ba, bà già chết cóng”.
- Bước 2: HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài học
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta (15 phút)
* Mục tiêu
- Học sinh trình bày được đặc điểm khí hậu của Việt Nam đó là tính chất nhiệt đới, tính chất ẩm và tính chất gió mùa.
- Giải thích được nguyên nhân vì sao có đặc điểm đó.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác và thuyết trình.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Hoạt động nhóm.
* Phương tiện
- Phiếu học tập
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
? Nhắc lại vị trí địa lí nước ta? Nằm trong đới khí hậu nào?
HS nhắc lại: 80 30/ B - 220 23/ B đới khí hậu nhiệt đới của Nam bán cầu
GV: trêu bảng phụ giới thiệu “ nhiệt độ TB năm...”
? Dựa vào bảng số liệu cho nhận xét. Nhiệt độ TB của các tỉnh từ Bắc vào Nam? Nhiệt độ có sự thay đổi như thế nào từ Bắc vào Nam?
? Tại sao nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam và luôn cao?
? Dựa vào bảng 31.1 cho biết nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào từ Nam ra Bắc, giải thích vì sao?
? Cho biết nước ta chịu ảnh hưởng của những loại gió nào?
HS chia nhóm thảo luận và địa diện nhóm trình bày kết quả các nhóm khác bổ sung kết quả.
+ HS cho vớ dụ cụ thể về khí hậu Từ Bắc vào Nam
+ Vị trí ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ. Quanh năm nhận lượng nhiệt dồi dào
+ Nhiệt độ cao dần từ Bắc vào Nam
+ Nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á, quanh năm chịu tác động của các khối khí chuyển động teo mùa từ Bắc vào Nam. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
+ Vị trí, ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
+ Từ cao áp Xibia - hướng đông bắc và tây nam
+ Do gió mùa tây Nam đó đêm hơi ẩm đến tạo mưa và ẩm ước không bị khô nóng như các nước Tây Nam Á
+ Gió mùa đông bắc từ cao áp Xibia - gió từ lục địa tới nên khô lạnh
+ Gió mùa tây nam từ biển thổi vào nên ẩm, mang mưa lớn
+ Đó là các địa điểm nằm trên địa hình đón gió.
? Tại sao miền Bắc nước ta nằm trong vòng đai nhiệt đới lại có mùa đông giá rét, khác với nhiều lãnh thổ khác nhau?
? Gió mùa đông bắc thổi từ đâu đến và có tính chất gì? Hướng nào?
? Giải thích vì sao Việt Nam cùng vĩ độ với các nước Tây Nam Á, Bắc Phi nhưng không bị khô nóng?
? Vì sao hai loại gió mùa trên lại có đặc tính trái ngược nhau như vậy?
? Vì sao các địa điểm sau có mưa lớn? Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Huế, 1. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới
- Quanh năm nhận lượng nhiệt dồi dào
+ Số giờ năng trong năm cao
+ Số Kcalo/m2 : 1 triệu
- Nhiệt độ trung bình năm trên 21⁰C
b. Tính chất ẩm
- Độ ẩm cao: 80%
- Lượng mưa lớn
b. Tính chất gió mùa
+ Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh khô và mùa hạ nóng ẩm
+ Gió mùa mang lại lượng mưa lớn và độ ẩm cao
+ Hạ thấp nhiệt độ .
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta (thời gian: 10 phút)
*Mục tiêu
Học sinh trình bày được những đặc điểm thất thường và đa dạng của khí hậu nước ta và giải thích được vì sao có đặc điểm này
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật khăn trải bàn
* Phương tiện
- sách giáo khoa, phiếu học tập
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn với yêu cầu:
Lấy ví dụ trong thực tế về biểu hiện của tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta ?
+ Vòng 1: Phát cho mỗi hs trong nhóm một tờ giấy nhớ màu sắc khác nhau, yêu cầu suy nghĩ cá nhân trong 2 PHÚT và ghi ví dụ ra giấy của mình.
+ Vòng 2: Thảo luận nhóm 1 PHÚT để thống nhất và tổng hợp ví dụ vào tờ giấy A4.
- Bước 2: GV hỏi nhanh về kết quả các đội và gọi bất kì một số hs nêu ví dụ của nhóm.
- Bước 3: Thảo luận cặp đôi trong 4 PHÚT đọc nội dung sgk trang 111, 112 và kết quả vừa thảo luận để hoàn thành sơ đồ sau:
- Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức qua sơ đồ tư duy trên bảng và phân tích làm rõ hơn nguyên nhân 2. Tính chất đa dạng và thất thường
a. Tính đa dạng của khí hậu
b. Tính thất thường của khí hậu
-Nhiệt độ trung bình thay đổi các năm lượng mưa mỗi năm một khác
- Năm rét sơm, năm rét muộn, năm mưa lơn, năm khô hạn
- Gió tây khô nóng nước ta.
Miền khí hậu Phạm vi Đặc điểm
Phía Bắc Hoành Sơn (180 B) trở ra - Mùa đông lạnh: ít mưa 1/2 cuối có mưa phùn
- Mùa hè: nóng, nhiều mưa.
Đông Trường Sơn Từ Hoành Sơn đến mũi Dinh - Mùa mưa dịch sang mùa đông
Phía Nam Nam Bộ - Tây Nguyên - Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, một năm có hai mùa: mùa khô và mùa mưa.
Biển Đông Vùng biển Việt Nam - Mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: Chơi trò chơi:” LẬT MẢNH GHÉP”
Câu hỏi trò chơi:
Câu 1: Địa điểm nào dưới đây có nhiệt độ trung bình năm cao hơn cả ?
A. Hà Nội B. Huế. C. Đà Lạt. D. Hồ Chí Minh
Câu 2: Giải thích nhanh câu thành ngữ sau:
Mùa đông bán bông, mùa hè bán quạt.
Câu 3: Mùa mưa lệch về thu đông là đặc trưng khí hậu của miền nào ?
A. Phía Bắc B. Phía Nam C. Biển Đông D. Đông Trường Sơn.
Câu 4: Câu thành ngữ: Làm thân con gái phải lo, mùa đông rét mướt ai cho mượn chồng. Hãy dự đoán người con gái này ở miền nào của nước ta ? >>> Miền Bắc
Câu 5: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới vì ?
A. Nằm ven biển. B. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
C. Nằm ở gần xích đạo. D. Địa hình nhiều đồi núi.
Câu 6: Vùng nào chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió Tây khô nóng?
A. Vùng Tây Bắc B. Duyên hải miền Trung
C. Tây Nguyên D. Bắc Trung Bộ.
Bước 2: Nhận xét kết quả trò chơi và trao giải cho đội chiến thắng.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Đọc bài đọc thêm: Gió Tây khô nóng ở nước ta và cho biết:
+ Phạm vi hoạt động
+ Xảy ra vào tháng mấy
+ Đặc điểm của loại gió này
* Ở miền nào của nước ta tính chất nhiệt đới bị sáo trộn mạnh nhất ? Vì sao ?
* Sưu tầm các câu ca dao , tục ngữ nói về khí hậu .
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
- Sưu tầm tranh ảnh về lũ lụt, sương muối và hậu quả của nó

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 8, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.