Giáo án VNEN bài Đất và sinh vật Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Tự nhiên châu Á. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 27: Tiết                

ĐẤT VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

TIẾT 1:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của đất nước VN
  • Nêu được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta; một số vấn đề chính được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
  • Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. Nêu được các kiểu hệ sinh thái ở nước ta và sự phân bố của chúng.
  1. Kỹ năng:
  • Phân tích được giá trị của tài nguyên sinh vật, nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở VN.
  • Rèn luyện được kĩ năng đọc lát cắt địa hình- thổ nhưỡng; phân tích số liệu thống kê về tài nguyên rừng và đất ở nước ta. Vẽ biểu đồ, tính được tỉ lệ che phủ của rừng.
  1. Thái độ:
  • Có được ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng hợp lí và bao vệ nguồn tài nguyên đất và sinh vật.
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Sống tự chủ, trách nhiệm.
  • Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, tự nhận thức- tự học, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh...

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Tìm hiểu đặc điểm chung của đất Việt Nam.

+ Tìm hiểu vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam.

+ Khám phá đặc điểm tài nguyên sinh vật nước ta.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: Nêu-giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, gợi mở, sử dụng bản đồ và tranh ảnh….

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên:

+ Đồ dùng: Máy chiếu, lược đồ như SHD.

+ Phiếu học tập.       

+ Một số bảng phụ (Kèm giáo án PP)

  1. Học sinh:

+ Đọc trước bài học.         

+ Hoàn thành một số phiếu (theo mẫu) và bảng phụ.    

+ Chuẩn bị trước mục B.

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

- GV: gọi HS đọc yêu cầu mục A- SHD/ 92, quan sát các bức tranh và trình bày hiểu biết

- HS: hoạt động cá nhân, chung- trình bày, nhận xét

- Có nhiều loại đất khác nhau: … mỗi loại đất thích hợp với các loại cây trồng khác nhau…

- Dẫn dắt:

Sinh vật là thành phần chỉ thị của môi trường địa lí tự nhiên và gắn bó với môi trường ấy tạo thành hệ sinh thái thống nhất. Việt Nam là xứ sở của rừng và của muôn loại sinh vật đến tụ hội, sinh vật sống, phát triển qua hàng triệu năm trước… Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về……

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của đất Việt Nam.

 

* GV chiếu lược đồ các nhóm và các loại đất chính.

? Đi từ miền núi cao xuống biển, ta gặp những nhóm đất nào?

? Sự đa dạng  đó tạo điều kiện cho ngành nào phát triển?

? Địa phương em có những loại đất nào?

- GV: chốt.

 

* GV : gọi HS đọc thông tin – SHD/ 94, quan sát H2 – tr 95

- Chiếu nội dung hoạt dộng nhóm theo SHD/ 93

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thiện bảng các nhóm đất chính ở nước ta.

- Trình bày và xác định trên lược đồ.

- GV : nhận xét, chốt.

 

 

-  GV : gọi HS đọc thông tin – SHD/ 96.

? Vì sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo đất ở nước ta ?

? Các biện pháp cải tạo đất ?

? Gia đình em đã sử dụng những biện pháp nào để cải tạo đất?

HS: hoạt động cá nhân- đọc thông tin, trình bày, liên hệ

                            

- GV: chốt.

1. Tìm hiểu đặc điểm chung của đất Việt Nam.

a. Sự đa dạng của đất Việt Nam.

 

 

- Đất mùn núi cao, đất feralit, đất bồi tụ phù sa (trong đê), đất bãi ven sông, đất mặn ven biển.

=> Tạo thuận lợi cho ngành NN phát triển: đa canh, chuyên canh có hiệu quả.

 

 

b. Các nhóm đất chính ở nước ta

(Nội dung theo kết quả phiếu HT số 1).

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tìm hiểu vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam.

 

 

- Vì hiện nay, việc sử dụng đất ở nước ta còn nhiều điều chưa hợp lí: tài nguyên đất giảm sút- 50 % diện tích đất tự nhiên cần phải cải tạo; đất trống, đồi trọc: 10 triệu ha.

- Biện pháp: trồng cây gây rừng, khai hoang, bón phân cải tạo hợp lí...

 

* Kết quả phiếu HT số 1:

 

Tiêu chí

Đất Feralit

Nhóm đất bồi tụ phù sa

Nhóm đất mùn núi cao

Diện tích

- Chiếm 65 %

- Chiếm 24 %

-  Chiếm 11 %

Đặc điểm

-  Chua, nghèo mùn

- Feralit trên đá badan có độ phì cao

- Độ phì cao. tơi xốp, ít chua, giàu mùn

- Nhiều mùn, tơi xốp

Phân bố

- Miền đồi núi thấp

- Các ĐB lớn nhỏ từ B ->N

- Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới và ôn đới

Giá trị sử dụng

- Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả

Trồng cây LT,TP

Cây CN hàng năm

Cây ăn quả

Trồng rừng

TIẾT 2

Hoạt động 3 : Khám phá đặc điểm tài nguyên sinh vật nước ta

-  GV : yêu cầu HS đọc thầm thông tin – SHD/ 96

? Trình bày đặc điểm chung của tài nguyên sinh vật nước ta.

 

 

 

 

- GV: chiếu lược đồ động thực vật VN

? Xác định trên lược đồ các khu dự trữ sinh quyển và vườn quốc gia? Ý nghĩa của các khu dự trữ này?

- HS: hoạt động cá nhân, chung- xác định trên lược đồ, trình bày.

 

- GV: chốt

 

* Hoạt động cá nhân

- GV : yêu cầu HS đọc thông tin – SHD/ 98.

? Chứng minh rằng sinh vật nước ta giàu có về thành phần loài. Lấy VD một số loài sinh vật quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam ?

? Những nguyên nhân nào tạo nên sự phong phú đó?

 

 

 

 

? Vẽ sơ đồ thể hiện sự đa dạng hệ sinh thái của sinh vật nước ta? Sau đó trao đổi với bạn và thuyết trình trước lớp.

? Nơi em đang sinh sống thuộc hệ sinh thái nào?

 

 

 

- GV: chốt.

 

* GV tích hợp, gọi HS đọc yêu cầu mục C.1 – SHD.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: chốt.

3. Khám phá đặc điểm tài nguyên sinh vật nước ta.

a. Đặc điểm chung của tài nguyên sinh vật.

- Sinh vật nước ta phong phú và đa dạng ( loài, hệ sinh thái, công dụng...)

- Có nhiều điều kiện cần và đủ cho sinh vật phát triển.

 - Con người: tàn phá làm biến đổi, suy giảm về chất lượng và số lượng.

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật và sự đa dạng về hệ sinh thái.

* Thành phần loài sinh vật:

- Nội dung (1) – SHD.

- Một số loài sinh vật quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam : Ác là, báo gấm, báo lửa, bồ nông chân xám, cá anh vũ, cá ngựa ba cấm, cá ngựa xám…

- Nguyên nhân: môi trường sống của Việt Nam thuận lợi, nhiều luồng sinh vật di cư tới.

*  Sự đa dạng về hệ sinh thái.

 

 ( Tùy theo sự sáng tạo của HS vẽ nhưng vẫn đảm bảo được nội dung như kết quả phiếu HT số 2).

 

 

 

 

 

 

 

 

* Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng của nước ta là do:

-  Việc rộng diện tích đất canh tác.

-  Chặt phá rừng lấy củi; khai thác quá mức số cho nhu cầu công nghiệp và dân dụng, cho xuất khẩu, ...

-  Tập quán du canh, du cư: tình trạng đốt nương làm rẫy còn khá phổ biến ở nhiều nơi.

-  Cháy rừng.

-  Ngoài ra, còn do chiến tranh, xây dựng cơ bản, khai thác- khoáng sản và việc xây dựng các hồ chứa nước lớn cũng làm ngập nhiều diện tích rừng...

* Kết quả phiếu HT số 2:

 

Hệ sinh thái

Đặc điểm

1. Rừng ngập mặn

- Rộng > 300.000 ha, ven bờ biển và ven hải đảo

- ĐTV: sú, vẹt, đước, cua, cá, tôm, chim, thú

2. NĐ gió mùa

- Nhiều biến thể: rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao

3. Rừng nguyên sinh

- Bị thu hẹp, thay bằng HST thứ sinh

- Chuyển làm khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia

4. Nông nghiệp

- Do con người tạo ra, bao gồm: đồng ruộng, vườn, ao, hồ, rừng trồng cây lấy gỗ, rừng trồng cây CN...

- Ngày càng mở rộng

TIẾT 3

Hoạt động 4: Biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật

 

* GV : định hướng HĐ nhóm

1. Cho biết giá trị kinh tế của tài nguyên thực vật ?

2. Sinh vật có giá trị gì trong văn hoá du lịch?

3. Sinh vật có tác động gì cho môi trường ?

- GV : chốt.

* Giới thiệu tranh ảnh các loài SV quý hiếm

 

 

 

 

? Nêu hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng ở nước ta ?

- Diện tích rừng suy giảm

- Diện tích trung bình = 0,14 ha/ người.

 

? Vì sao từ năm 1993 diện tích rừng của VN lại tăng nhanh ?

 

* GV : chốt.

? Cho biết biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ?

 

 

 

 

 

 

?  Kể tên một số loài có nguy cơ tuyệt chủng ?

* Giới thiệu tranh ảnh một số động vật quý hiếm

? Động vật dưới nước bị giảm sút do nguyên nhân nào?

? Chúng ta có biện pháp gì bảo vệ tài nguyên sinh vật?

* GV: chốt về ý thức bảo vệ động thực vật.

4. Biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật

a. Giá trị của tài nguyên sinh vật.

* Kinh tế

- Cung cấp gỗ, thực phẩm, lương thực, thuốc chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ, nguyên liệu sản xuất.

* Văn hoá du lịch

- Sinh vật cảnh, tham quan du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, cảnh quan thiên nhiên.

 

* Môi trường

- Điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm,  thiên tai.

b. Bảo vệ tài nguyên sinh vật.

b.1. Bảo vệ tài nguyên rừng

* Hiện trạng

- Rừng tự nhiên nước ta bị suy giảm theo thời  gian, diện tích chất lượng.

- Tỉ lệ che phủ thấp 33 -35 % diện tích đất tự nhiên.

- Từ năm 1993 -> 2001 diện tích rừng đã tăng mạnh do nguồn đầu tư trồng rừng chương trình PAM.

 

* Biện pháp.

- Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác

- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân

- Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đa dạng sinh học

b.2. Bảo vệ tài nguyên động vật

* Biện pháp

- Không phá rừng, bắn giết động vật bảo vệ tốt môi trường.

- Xây dựng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

- GV: gọi HS đọc yêu cầu bài B1.

- Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ

+ Chọn tỉ lệ phù hợp,  chia hình tròn thành 3 phần, tính toán số độ ra nháp.

+ Vẽ theo chiều kim đồng hồ.

- GV: gọi nhận xét biểu đồ.

- GV: chốt.

- GV: yêu cầu HS đọc mục C.3.

- Hướng dẫn HS cách tính.

- HS: hoạt động chung, cá nhân- vẽ biểu đồ, nhận xét.

- GV: chốt.

- Bài tập luyện tập:

Bài 1:

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính ở nước ta.

- Biểu đồ tròn

b. Nhận xét.

- Nước ta có 3 nhóm đất chính: …

- Tỉ lệ của các nhóm đất này có sự chênh lệch: Lớn nhất là nhóm đất feralit đồi núi thấp, thấp nhất là nhóm đất mùn núi cao, đứng thứ hai là nhóm đất phù sa (d/c).

Bài 2:

Tính tỉ lệ che phủ rừng của nước ta: (VD: Tính cho năm 2013: Năm 2013: 13,9 x 100 : 33 = 42,1%)

Năm

Tỉ lệ che phủ rừng (%)

1943

43,3

1993

26,1

2003

36,1

2013

42,1

Nhận xét:

+ Tỉ lệ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1953 - 2013 có nhiều biến động, song đang có xu hướng tăng lên (năm 2013 đạt 42,1%).

+ So với diện tích đất tự nhiên, tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta còn thấp.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới, thuyết trình, luyện tập và thực hành

- Thời gian:

- GV: gọi đọc yêu cầu, định hướng hoạt động nhóm- bàn trong tg 4 phút

- Gọi trình bày, nhận xét.

* Phong trào “ Lớp em gọn gàng, sạch đẹp”: Thường xuyên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường, lớp luôn xanh, sạch, đẹp bằng việc làm cụ thể như chung tay cùng bạn làm vệ sinh sân trường, lớp học trước buổi học, thu nhặt rác bỏ vào thùng rác, không xả rác bừa bãi, thu gom giấy loại xếp thẳng bỏ vào thùng giấy của lớp, nhắc bạn không nên xả rác trong lớp, trên sân trường mà bỏ vào thùng rác đúng quy định, tham gia chăm sóc cây xanh theo sự phân công của Liên đội, không leo trèo trên cây, không bẻ cành, hái hoa, hãy cùng nhau bảo vệ cây xanh để môi trường ngày càng xanh, tạo không khí trong lành. Các lớp thực hiện sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng mỗi ngày. Thứ sáu hàng tuần thực hiện lau sạch sẽ bàn ghế, định kỳ lau cửa kính …

* Phong trào “Nhà vệ sinh của em sạch sẽ”: Vấn đề nhà vệ sinh trường học là một vấn đề nổi cộm của trường học trong thời gian vừa qua. Các báo, đài cũng thường xuyên đề cập tới vấn đề này. Sở giáo dục đào tạo, Phòng giáo dục đào tạo cũng đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện việc không được để nhà vệ sinh học sinh dơ bẩn.

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu

 4. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Chuẩn bị bài mới tiếp theo: Bài 28- Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 8, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.