Giáo án địa lí 8: Bài 22: Việt Nam đất nước, con người

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Việt Nam - đất nước, con người. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

BÀI 22 . VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày và xác định được vị trí tiếp giáp của Việt Nam.
- So sánh được những thay đổi của nước ta trước và sau đổi mới.
- Liên hệ thực tế ngày nay và chỉ ra được những thành tựu của nước ta từ khi đổi mới.
- Trình bày được nội dung chương trình địa lí Việt Nam và đưa ra được những phương pháp học tập địa lý Việt Nam hiệu quả.
2. Kĩ năng
- Xác định được vị trí của Việt Nam trên bản đồ.
- Rèn kỹ năng đọc bảng số liệu về tỷ trọng các ngành kinh tế.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học
- Tôn trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ.
+ Năng lực sử dụng bảng thống kê.
+ Năng lực nhận xét biểu đồ.
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, hình vẽ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ khu vực Đông Nam Á.
- Tranh ảnh Việt Nam xưa và nay.
- Hình ảnh về tự nhiên, văn hóa – xã hội Việt Nam.
- Các phiếu câu hỏi trò chơi.
- Giấy A3 ép nhựa cứng làm bảng nhóm.
2. Chuẩn bị của HS
- Atlat Địa lí VN
- SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Cho HS xem một số bức tranh: trang phục áo dài Việt Nam, Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Phú Quốc. Lăng Bác và trả lời:Những bức tranh trên nói đến quốc gia nào?
Bước 2: Hs trả lời.
Bước 3: GV dẫn dắt vào bài: Vị trí của quốc gia đó trên bản đồ thế giới như thế nào? Tình hình chung có nét gì nổi bật?
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về Việt Nam trên bản đồ thế giới (8 phút)
* Mục tiêu
- Xác định được vị trí của Việt Nam trên bản đồ Thế giới và bản đồ các nước ĐNÁ.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Trực quan, đặt câu hỏi
* Phương tiện
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á.
- Hình ảnh về tự nhiên, văn hóa, xã hội của Việt Nam.
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
1.HĐ1: (10’) Việt Nam trên bản đồ thế giới
GV chiếu hoặc treo bản đồ các nước trên thế giới và bản đồ khu vực Đông Nam Á lên bảng. Yêu cầu các nhóm lên bảng xác định vị trí của Việt Nam trên bản đồ, đảm bảo trả lời được các câu hỏi sau:
-Quan sát H17.1 Xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ thế giới và khu vực ĐNÁ:
-Việt Nam gắn liền với châu luc và đại dương nào?
-Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?
-GV Dùng bản đồ khu vực ĐNÁ để xác định biên giới các quốc gia có chung biển, đất liền với Việt Nam
-Qua bài học về ĐNÁ (bài 14,15,16,17) Hãy tìm ví du để chứng minh Việt Nam là quốc gia thể hiện đầy đû đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, lịch sử khu vực ĐNÁ
(-Thiên nhiên: Tính chất nhiệt đới gió mùa
-Lịch sử: Lá cờ ñấu tranh giải phóng dân tộc.
-Văn hoá:Nền văn minh cây lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật…)
-Rút ra kết luận:
-Việt Nam đã gia nhập ASEAN năm nào? Ý nghĩa? 1. Việt Nam trên bản đồ thế giới:
- Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển vùng trời.
-Việt Nam gắn liền với lục địa Á – Âu, gần trung tâm khu vực ĐNÁ.
- Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông giáp biển Đông.
-Việt Nam tiêu biểu cho khu vực ĐNÁ về tự nhiên, văn hoá, Lịch sử.
- Là thành viên cûa hiệp hội các nước ASEAN, góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ , thịnh vượng.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển
(13 phút)
* Mục tiêu
- So sánh được những thay đổi của nước ta trước và sau đổi mới.
- Liên hệ thực tế ngày nay và liệt kê được những thành tựu của nước ta từ khi đổi mới.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Nhóm, đặt câu hỏi.
* Phương tiện
- Hình ảnh Việt Nam xưa và nay
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Chia lớp làm hai nhóm.
Bước 1: Chia nhóm phân công nhiệm vuï.
+Nhóm1:Dựa vào mục 2 SGK kết hợp kiến thức thực tế, thảo luận theo gợi ý sau
- Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế 1986 ở nước ta đã đạt kết quả như thế nào?
- Sự phát triển ngành kinh tế (Nông nghiệp, Công nghiệp)?
-Cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều nào?
-Đời sống người dân được cải thiện như thế nào?
-NHóm2: Nêu nhận xét sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng 22.1?(nông nghiệp có su hướng giảm 38,74% (1990) xuống 24,30% (2000), cônh nghiệp và dịch vụ tăng dần…)
-Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 – 2010 cûa nước ta là gì?
-Bước 2: Các nhóm thảo luận
-Bước 3: Đại diện tưøng nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung,
-Bước 4: GV- chuẩn xác kiến thức, nhận xét hoạt động
-Hãy liên hệ sự đổi mới địa phương trong thời gian qua 2.Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển
-Nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng.
-Cơ cấu kinh tế ngày càng cân ñối, hợp lí chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ : Kinh tế thị trường có định hướng xã hội chû nghĩa
-Đời sống người dân được cải thiện rõ rệt
-Ra khỏi tình trạng kém phát triển:
-Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần
-Tạọ nền tảng để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách học địa lý Việt Nam hiệu quả (7 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được nội dung chương trình địa lí Việt Nam.
- Đưa ra được những phương pháp học tập địa lý Việt Nam hiệu quả.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Nhóm, đặt câu hỏi
* Phương tiện
- Hình ảnh, hình vẽ minh họa, giấy trắng A3 ép nhựa cứng làm bảng nhóm.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV yêu cầu HS lật phần mục lục trong SGK địa lí 8. Yêu cầu HS nhận xét phần 2: Địa lí Việt Nam học về những nội dung gì?
- Bước 2: GV gọi 1 hoặc 2 HS trả lời. GV nhận xét và tổng kết: Để học về đất nước Việt Nam, chúng ta sẽ được tìm hiểu về tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong chương trình Địa lí 8, các em sẽ tìm hiểu về tự nhiên của Việt Nam, lên lớp 9 các em sẽ tìm hiểu về kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vậy có những cách nào để học địa lí Việt Nam hiệu quả?
- Bước 3: HS thực hiện trò chơi. GV quan sát, hướng dẫn các nhóm.
- Bước 4: Kết thúc trò chơi. GV nhận xét và giới thiệu: Các từ khóa các em vừa tìm được cũng chính là chìa khóa để mở cánh cửa học tốt địa lí Việt Nam. 3. Cách học địa lý Việt Nam hiệu quả
- Đọc, hiểu và làm tốt các bài tập trong SGK.
- Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam.
- Sưu tầm các tư liệu, khảo sát thực tế...
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV yêu cầu 4 nhóm liệt kê các bài thơ, bài hát hoặc bài ca dao ca ngợi đất nước Việt Nam trong 2 phút.
+ Các nhóm ghi vào bảng nhóm. Hết giờ GV yêu cầu các nhóm dừng bút, đại diện từng nhóm đứng lên trình bày kết quả.
+ Nhóm nào kể tên được nhiều nhất sẽ được 40 điểm. Tương tự như vậy nhóm về vị trí thứ 2 còn 30 điểm, vị trí thứ 3 còn 20 điểm và vị trí cuối cùng còn 10 điểm.
+ Mỗi nhóm sẽ chọn 1 trong số những bài đã liệt kê để trình bày và phân tích vẻ đẹp của Việt Nam được ca ngợi trong bài đó ở trước lớp (có thể là hát, đọc thơ).
- Bước 2: Các nhóm họp, thảo luận và trình bày trước lớp.
- Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, sau đó tổng kết điểm của các nhóm. Vinh danh nhóm chiến thắng (tặng quà hoặc cho điểm cộng).
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Sưu tầm tài liệu về tự nhiên Việt Nam.
- Sưu tầm tranh ảnh về phong cảnh Việt Nam
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị nội dung bài 23.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 8, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.