Giáo án địa lí 8: Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí của châu Á trên bản đồ thế giới,
- So sánh được kích thước, địa hình của châu Á với các châu lục khác đã học.
- Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.
- Đánh giá được những thế mạnh đặc biệt của thiên nhiên châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kĩ năng
- Xác định được các dạng địa hình của châu Á, kể tên được các sơn nguyên, cao nguyên, dãy núi và hướng núi của châu Á.
- Kể tên và xác định được các mỏ khoáng sản của châu Á.
3. Thái độ
- Đánh giá được tầm quan trọng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH
- Khoáng sản châu Á giàu có nhưng cần khai thác hợp lí và tiết kiệm
4. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, thuyết trình, tự học và giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên môn: Khai thác thông tin Địa lí qua tranh ảnh, bản đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bài giảng, bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ thế giới các châu lục, tranh ảnh về các vùng núi, cao nguyên của khu vực châu á.
- Phiếu học tập, giấy A2
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, tập bản đồ, tập vở ghi bài.
- Bút màu các loại, giấy note
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV phát phiếu KWL Hướng, dẫn HS điền thông tin hiểu biết về châu Á trong cột K; Mong muốn tìm hiểu châu Á trong cột W. Cột L bỏ trống, điền sau khi học xong về châu Á.
- Bước 2: HS làm việc trong 2 phút
- Bước 3: GV gọi nhanh các HS nêu thông tin, yêu cầu không lặp lại
- Bước 4: GV ghi nhanh thông tin lên bảng và vào bài mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước châu Á (10 phút)
* Mục tiêu
- Học sinh trình bày được vị trí địa lí châu Á, so sánh kích thước với các châu lục đã học khác
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại/nhóm cặp (Phương án 2, GV thiết kế 1 đoạn phim dùng Google Earth để mô tả, giới thiệu về Châu Á, HS ghi bài trên PHT sau đó yêu cầu các em chỉ bản đồ)
* Phương tiện
- Bản đồ châu châu Á và các châu lục thế giới, phiếu học tập.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, sau đó chia nhóm theo cặp ngẫu nhiên bằng trò chơi để chia nhóm cặp.
- Bước 2: Yêu cầu công việc: Học sinh hãy dựa vào tập bản đồ và kiến thức sách giáo khoa hoàn thành phiếu học tập làm cá nhân trong vòng 2 phút.
- Bước 3: Sau khi học sinh làm xong, HS có 2 phút chia sẻ/đối chiếu kết quả với bạn trong cặp của mình..
- Bước 4: Giáo viên gọi học sinh bất kì trình bày kết quả thu lượm được từ tự xử lí thông tin đến tìm hiểu các thông tin/ trò chơi đơn giản/rút thăm ngẫu nhiên
- Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức. Học sinh sửa thông tin vào phiếu học tập 1. Vị trí địa lí và kích thước châu lục
- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu
- Diện tích: 41,5 triệu km2 – là châu lục lớn nhất thế giới
- Châu Á giáp với 3 đại dương và 3 châu lục
- Có chiều dài đông – tây là 9200km và chiều dài bắc – nam là 8500km
=> Do lãnh thổ trải dài từ cực bắc đến xích đạo nên châu á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản của Châu Á (15 phút)
* Mục tiêu
- Học sinh trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại. Kĩ thuật mảnh ghép
* Phương tiện
- Bản đồ tự nhiên châu Á. Phiếu học tập. Giấy A2
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: Giáo viên chia 4 nhóm
- Bước 2: Giao nhiệm vụ. nhóm 1, 2, 3 và 4. Mỗi thành viên đều có phần trả lời cá nhân trên phiếu học tập để hoàn thành sau khi tổng kết. HS dựa vào những gợi ý trên phiếu học tập để hoàn thành nhiệm vụ nhóm mình được giao
- Bước 3: Phát giấy A2 và giao yêu cầu, thời gian trong 5 phút nhóm hoàn thành nội dung phần 2 dưới dạng sơ đồ tư duy theo những gợi ý.
Bước 4: Thực hiện vòng 2: nhóm ghép : Sau 5 phút. Giáo viên cho HS đánh số và di chuyển về nhóm mới. Đếm từ 1 đến 4. Người không có số đứng lên đếm lại. Mỗi nhóm có thời gian 1 phút để nói lại phần được giao trình bày. Người số 1 trình bày nội dung số 1. Người số 2 trình bày nội dung số 2. Người số 3 trình bày nội dung số 3. Người số 4 trình bày nội dung số 4. Mỗi một nhóm trình bày theo số thứ tự đã phân công đến phiên ai người đó nói. Hết 1 phút di chuyển sang bàn khác/chuyền sản phẩm. Trong quá trình mình trình bày có thể bổ sung trên sản phẩm cho nhóm.
- Bước 5: Giáo viên kiểm tra bằng cách bốc ngẫu nhiên trình bày. Và chốt ý chính của bài, và nói thêm về khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi GD ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường 1. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
a. Địa hình
- Châu á có hệ thống núi, sơn nguyên, cao nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: Đông – Tây, hoặc gần đông – tây, và Bắc – Nam hoặc gần Bắc – Nam. Địa hình bị chia cắt phức tạp.
- Các dãy núi sơn nguyên, cao nguyên tập trung ở trung tâm châu lục, còn các đồng bằng tập trung ở ven biển.
b. Khoáng sản
- Có nguồn khoáng sản phong phú đa dạng và có trữ lượng lớn.
- Một số khoáng sản quan trọng nhất là: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom…
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi ngắn cho học sinh trả lời. Có thể lặp lại các câu hỏi mà đầu bài đã nêu để học sinh trả lời.
Các câu hỏi ngắn cho trò chơi “ AI NHANH HƠN”
+ Châu Á giáp với châu lục nào?
+ Việt Nam nằm ở khu vực nào của châu Á
+ Dãy núi nào cao nhất châu Á (Himalaya)
+ Sơn nguyên nào cao và đồ sộ nhất châu Á (Tây Tạng)
+ Tên 1 đồng bằng tiêu biểu ở Nam Á/Đông Á (Ấn-Hằng/Hoa Bắc…)
+ Kể tên 3 loại khoáng sản tiêu biểu của châu lục (Than đá, dầu mỏ, sắt)
+ Hướng núi chính của châu Á là gì? (Tây Bắc – Đông Nam và Đông – Tây)
+ Với thế mạnh về than đá, dầu mỏ; Ngành CN nào ở châu Á có điều kiện phát triển mạnh? (Khai thác/Năng lượng)
+ Địa hình gây khó khăn như thế nào cho phát triển kinh tế? (di chuyển Tây – Đông…)…
- Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi
- Bước 3: GV tổng kết và đánh giá.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Hãy viết báo cáo/đánh giá về tự nhiên và thế mạnh châu Á.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị nội dung bài 2.
- Sưu tầm tài liệu nói về một số hiện tượng khí hậu đặc biệt của châu Á.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 8, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.