Giáo án địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Bài 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT CỦA NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được những nét đặc trưng của khí hậu và thời tiết của hai mùa gió.
- So sánh sự khác biệt về khí hậu và thời tiết của miền Bắc, Trung và Nam
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu và thời tiết mang lại đối với đời sống và sản xuất của nhân dân.
- Đánh giá được những biểu hiện hậu quả và đề xuất giải pháp phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu
2. Kĩ năng
- Phân tích, so sánh được bảng số liệu nhiệt độ, lượng mưa ở các trạm Hà Nội, Huế, Tp.HCM
- Phân tích video dự báo thời tiết
3. Thái độ
- Chia sẻ những khó khăn với những người gặp tai họa do thời tiết khí hậu và biến đổi khí hậu gây ra. Có tinh thần tương thân tương ái.
- Tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hại của biến đổi khí hậu, góp phần nhỏ sức mình trong việc bảo vệ môi trường.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng, phân tích số liệu thống kê
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bài giảng – các hoạt động học tập – Giấy A2 hoặc bảng nhóm
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, tập ghi bài, bút mực, màu các loại
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2 Kiểm tra bài cũ: (4’)
* Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì ?Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào ?
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: GV nêu câu hỏi định hướng: Tại sao, vốn là nước nông nghiệp, nhiều sản phẩm xuất khẩu quan trọng trên thế giới nhưng nông dân Việt Nam vẫn không giàu?
Bước 2: GV cho HS suy nghĩ trả lời nhanh thông tin.
Bước 3: GV tổng hợp các nguyên nhân và GV đặc biệt nhấn mạnh đến các khó khăn do khí hậu mang lại.
Sự biến đổi theo mùa của khí hậu nước ta có nguyên nhân chính là do luân phiên hoạt động của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Chế độ gió mùa đó chi phối sâu sắt diến biến thời tiết, khí hậu trong từng mùa và trên các vùng lãnh thổ Việt Nam như thế nào? Đó chính là những vấn đề mà bài học hôm nay ta sẽ nói tới
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc trưng khí hậu gió mùa đông bắc
và gió mùa tây nam (25 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc trưng thời tiết và khí hậu của nước ta ở hai mùa gió: Đông bắc và Tây Nam
- Phân tích bảng số liệu nhiệt độ lượng mưa của Hà Hội – Huế - Tp.HCM.
- So sánh giữa hai mùa gió mùa đã tạo ra khí hậu trên cả nước phân hóa như thế nào?
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại, vấn đáp
* Phương tiện
Bảng phụ, video, bản đồ về gió mùa, bản đồ khí hậu nước ta.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: GV phát PHT cho các nhóm
Miền Mùa gió Đông Bắc (tháng 11 – 4) Mùa gió Tây Nam (tháng 5 – 10)
Bắc
Trung
Nam
Bước 2: HS xem các clip liên quan đến gió mùa + SGK để điền thông tin
Các thông tin điền trong phiếu ngắn gọn – Thời gian hoàn thành 3 phút
https://www.youtube.com/watch?v=TAgNihbeMjI&list=PLm8YCCTGZf4UqnfiJUYQ3M... https://www.youtube.com/watch?v=xeLfwMn-Qyk
Bước 3: GV gọi HS trình bày trên bản đồ ngẫu nhiên, theo cặp. Các HS hỗ trợ nhau trình bày và bổ sung
Bước 4: GV chốt ý, HS tự chấm điểm PHT
GV nhấn mạnh đến sự phân hóa của khí hậu 1. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4
- Tạo cho miền Bắc có mùa đông lạnh, nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau lạnh ẩm mưa phùn
- Mưa lớn ở các tháng cuối năm ở duyên hải Nam Trung Bộ
- Mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam.
2. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa gió Tây Nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm và có mưa to ở cả miền Bắc và miền Nam. Còn miền Trung mưa lùi về cuối thu đầu đông.
- Xuất hiện thời tiết mưa giông, lốc, bão, áp thấp nhiệt đới
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về những khó khăn và thuận lợi do khí hậu mang lại với nước ta (10 phút)
* Mục tiêu
- Học sinh nêu được những khó khăn và thuận lợi của thời tiết khí hậu nước ta ở từng mùa.
- Đưa ra các giải pháp khắc phục các khó khăn đó.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại, vấn đáp/Khăn trải bàn
* Phương tiện
- Bảng phụ
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: Giáo viên phát bảng phụ cho học sinh đã kẻ sẵn nội khung hình khăn trải bàn
- Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi nhóm tự viết vào các góc của mình ngồi những ý kiến cá nhân mình vào. Trong 2 phút hoàn thành ý kiến cá nhân. Sau 2 phút các nhóm có 2 phút để ghi lại ý kiến chung của nhóm.
- Bước 3: Giáo viên dùng thẻ gọi học sinh đứng lên trình bày, khi nhóm này trình bày nhóm khác phải lắng nghe. HS trả lời theo vòng tròn cho đến hết ý.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt vấn đề. HS đối chiếu và tính điểm thi đua cho nhóm mình.
- Bước 5: GV chiếu một số thiên tai, biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long, yêu cầu HS trình bày các hiểu biết >>> đánh giá tác động và nêu giải pháp 2. Những khó khăn và thuận lợi do khí hậu mang lại với nước ta
a. Thuận lợi
- Khí hậu đáp ứng được nhu cầu sinh thái của nhiều giống loài thực vật, động vật có các nguồn gốc khác nhau.
- Rất thích hợp trồng 2,3 vụ lúa với các giống thích hợp...
- Sinh vật phát triển quanh năm.
b. Khó khăn
- Nấm mốc, sâu bệnh dễ phát sinh và phát triển
- rét lạnh rét hại, sương giá, sương múi về mùa đông.
- Nắng nóng khô hạn, bão mưa lũ, xãi mũn, xõm thực đất
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Học sinh chơi trò chơi “Rung chuông vàng”
Câu 1: Gió mùa Đông Bắc hoạt động trong thời gian nào? Tháng 11 đến tháng 4
Câu 2: Loại gió nào làm cho ven biển miền Trung khô nóng? Gió Lào
Câu 3: Mùa gió nào làm cho cả miền bắc và miền nam mưa lớn? Gió mùa mùa hạ
Câu 4 : Trong thời kì hoạt động của gió mùa đông bắc, thời tiết khí hậu của Bắc Bộ, Trung Bộ và nam bộ có giống nhau không ? Vì sao ? Không vì do ảnh hưởng của địa hình.
Câu 5 : Gió mùa Tây Nam hoạt động trong thời gian nào? Tháng 5 đến 10
Câu 6 : Mùa mưa bão diễn ra ở vùng biển Vũng Tàu tới Cà Mau khi nào ? tháng 10 và 11
Câu 7 : Biến đổi khí hậu làm cho vùng nào của nước ta bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Tóm tắt chủ đề khí hậu bằng 1 sơ đồ tư duy
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục khó khăn do khí hậu gây nên cho sản xuất, đặc biệt là NN

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 8, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.