Giáo án VNEN bài Môi trường ôn hòa

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Môi trường ôn hòa. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 4, 5, 6.

Bài 4: Môi trường ôn hòa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức:

- Biết xác định vị trí địa lí của môi trường đới ôn hòa

- Hiểu về các kiểu môi trường ở đới ôn hòa

- Giải thích được đặc điểm tự nhiên của môi trường đới ôn hòa

- Vận dụng phương pháp phân tích biểu đồ, đọc bảng số liệu

  1. Kĩ năng:
  2. Thái độ:
  3. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực :
  • Phẩm chất: sống tự chủ, yêu thương.
  • Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, xử lí số liệu…

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên.

- Kỹ thuật: đặt câu hỏi, động não, sơ đồ tư duy, phân tích tranh ảnh....

- Phương tiện- thiết bị: Bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới, ảnh bốn mùa ở đới ôn hòa, bảng phụ.

  1. Học sinh: chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, sử dụng số liệu thống kê, xác lập mối quan hệ nhân quả, hướng dẫn sử dụng bản đồ, biểu đồ, ....

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Góp phần phát triển năng lực tự học, giao tiếp, liên hệ....

 

 

-GV hướng dẫn HS quan sát H1/SHD-23.

- GV đặt câu hỏi:

? HS nêu những hiểu biết của mình về đới ôn hòa

Hoạt động chung.

 

 

HS quan sát, trả lời.

 

 

 

-  HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về đới ôn hòa

B.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)

Góp phần phát triển năng lực: tự học; giao tiếp; sử dụng bản đồ, tranh ảnh địa lí,...

 

*Phương pháp: Hướng dẫn sử dụng lược đồ.

*Kỹ thuật: đặt câu hỏi.

GV: Hướng dẫn hs quan sát H1 /23 SHD. Đặc biệt chú ý quan sát ranh giới giữa các môi trường.

- GV đặt câu hỏi:

? Xác định vị trí giới hạn của đới ôn hoà trên bản đồ treo tường và nhận xét về vị trí?

? Nhận xét phần diện tích đất nổi ở bắc bán cầu và nam bán cầu trong đới ôn hoà?

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHD.

- GV đặt câu hỏi:

? So sánh nhiệt độ và lượng mưa của đới ôn hòa so với đới nóng và đới lạnh?

 

? Thời tiết của đới ôn hòa chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Diễn biến của thời tiết ra sao?

 

 

 

 

 

? Vậy đặc điểm tự nhiên nổi bật của đới ôn hòa là gì?

 

? Tại sao khí hậu lại thay đổi thất thường?

 

? Thiên nhiên thay đổi theo các yếu tố nào?

 - GV nhận xét, chuẩn kiến thức

 

- GV yêu cầu:

? Kể tên các kiểu môi trường đới ôn hòa. Xác định trên lược đồ.

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân

HS quan sát.

 

 

HS xác định trên lược đồ.

 

 

 

 

 

Hoạt động cặp đôi.

HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động chung.

HS xác định

1. Xác định vị trí địa lí và tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của môi trường đới ôn hòa

 

 

 

 

a. Vị trí giới hạn

- Nằm giữa đới nóng và đới lạnh,  khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.

- Phần lớn diện tích đất nổi của giới ôn hòa nằm ở nửa cầu Bắc.

 

b. Đặc điểm tự nhiên.

- Nhiệt độ trung bình của đới ôn hòa là 10 độ C, lượng mưa trung bình 500mm-1000mm. Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh

 

- Thời tiết đới ôn hoà chịu sự ảnh hưởng của các đợt khí nóng ở chí tuyến  các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.

+ Thời tiết đới ôn hoà thay đổi thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều.

- Đặc điểm tự nhiên nổi bật của đới ôn hòa là thiên nhiên thay đổi thất thường.

 

- Khí hậu thay đổi thất thường do nằm ở vị trí trung gian giữa đới nóng và khí hậu đới lạnh.

- Thiên nhiên thay đổi theo không gian và thời gian

 

 

 

- Các kiểu môi trường đới ôn hòa: Môi trường ôn đới hải dương; môi trường ôn đới lục địa; môi trường địa trung hải; môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5 phút)

Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, tính toán....

 

- GV yêu cầu học sinh làm bài tập C1/SHD-25

 

 

 

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

Hoạt động cá nhân

 

Bài tập 1/SHD -25.

Lượng mưa và nhiệt độ đới ôn hòa đều cao hơn ở đới lạnh và thấp hơn ở đới nóng.

=> Đới ôn hòa mang tính chất trung gian.

Hướng dẫn về nhà

1.       Học bài.

2.       Chuẩn bị phần 2. Tìm hiểu các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.

Ø  Đọc SHD/24.

Ø  Hoàn thành bảng mục B.2.

Ø  Trả lời các câu hỏi

 

 

 

 

 

Tiết  2:

(Ngày dạy      /  9/2020)

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3 phút)

Góp phần phát triển năng lực : tự học, giao tiếp,....

 

 

- GV đặt câu hỏi

? Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết  đới ôn hòa thể hiện như thế nào?

Hoạt động chung

HS trả lời.

- Khí hậu đới ôn hoà mang tính chất trung gian thay đổi thất thường, biểu hiện như:

+  Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh

+ Mỗi khi có đợt khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10°C - 15°C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Tiếp - 30 phút )

Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, dạy học hợp tác.

 

 

- GV chiếu hình 1/23; H2/25

- GV yêu cầu học sinh hoàn thành bảng SHD/24.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

Hoạt động nhóm

HS quan sát

HS làm việc cá nhân,  thảo luận, hoàn thành bảng phụ

 

 

 

2. Tìm hiểu các kiểu môi trường ở đới ôn hòa

Bảng SHD/24

 

Kiểu môi trường

Vị trí

Đặc điểm khí hậu

Đặc điểm thực vật

 

Ôn đới hải dương

Tây Âu, dải ven biển Bắc Mĩ.

ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

Rừng lá rộng

 

Ôn đới lục địa

Phần lớn diện tích lục địa Bắc Mĩ và Á-Âu

Lượng mưa giảm dần. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh có tuyết rơi.

Rừng hỗn giao và rừng lá kim

 

Địa trung hải

Ven khu vực ĐTH

Mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa nhiều vào thu đông

Rừng cây bụi gai lá cứng

 

Cận nhiêt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm

Dải hẹp ven biển phía đông của của khu vực ngoài chí tuyến.

Nóng và ẩm

Rừng hỗn giao, rừng cây bụi và thảo nguyên.

 

- GV đặt câu hỏi:

? Thảm thực vật ở đới ôn hoà có sự thay đổi như thế nào?

 

 

 

 

 

 

? Em có nhận xét gì về sự phân bố của các kiểu môi trường đới ôn hòa?

- GV giới thiệu 1 số hình ảnh về các kiểu môi trường của đới ôn hòa.

Hoạt động chung.

HS trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS quan sát.

 

 

- Thảm thực vật ở đới ôn hoà có sự thay đổi:

+ Từ Tây sang Đông: Đới rừng lá rộng --> rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

+ Từ Bắc xuống Nam thảm thực vật thay đổi: rừng lá kim --> rừng hỗn giao --> thảo nguyên --> rừng cây bụi gai.

- Các kiểu môi trường đới ôn hòa phân bố thay đổi từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 10 phút)

Giáo viên cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm sau:

Bài 1. Đặc điểm vị trí đới ôn hòa là:

A. Nằm ở vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, chiếm phần lớn diện tích đất nổi trên hai bán cầu.

 B. Có vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ chí tuyến đến vòng cực, chiếm phần lớn diện tích đất nổi trên bề mặt Trái Đất.

 C. Nằm ở vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu, chiếm phần lớn diện tích đất nổi ở bán cầu Bắc.

 D. Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, từ chí tuyến đến vòng cực, phân bố đều trên diện tích đất nổi ở hai bán cầu.

Bài 2. Đặc điểm chung thời tiết đới ôn hoà là:

 A. Thay đổi thất thường với biên độ nhiệt khá lớn.

 B. Có tính chất trung gian chuyển tiếp giữa đới nóng và đới lạnh.

 C. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Tây ôn đới và các khối khí đại dương.

 D. Cả ba phương án trả lời a, b, c.

Bài 3. Thảm thực vật đới ôn hòa thay đổi dần từ tây sang đông như thế nào?

A. Rừng hỗn giao, rừng lá rộng, rừng lá kim.

B. Rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.

C. Rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.

D. Rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.

Bài 4. Đặc điểm của kiểu môi trường ôn đới hải dương?

A. Ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

B. Ẩm ướt quanh năm, mùa hạ nóng, mùa đông không lạnh lắm.

C. Ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông lạnh.

D. lượng mưa ít, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

 

Hướng dẫn về nhà

1.       Học bài, trả lời câu hỏi .

2.       Đọc và làm bài tập phần hoạt động luyện tập.

Ø  Phân tích 3 biểu đồ, hoàn thành bảng SHD/25.

Ø  Tìm hình ảnh minh họa sản phẩm nông nghiệp khác nhau của các kiểu môi trường khác nhau trong môi trường đới ôn hòa.

 

Tiết 3:

( Ngày dạy           /9/2020 )

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt.

 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3 phút)

Góp phần phát triển năng lực : tự học, giao tiếp,...

 

- GV đặt câu hỏi

? So sánh môi trường ôn đới hải dương và ôn đới lục địa?

HS trả lời.

 

 

 

- Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.

- Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh, khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè .  Từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0oC

 

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Phương pháp: Dạy học hợp tác.

Thời gian: 20 phút

 

- GV yêu cầu HS xác định và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu môi trường trong môi trường đới ôn hoà và hoàn thành bảng.

- GV nhận xét trên máy chiếu.

Hoạt động nhóm

- HS nhận nhiệm vụ - thảo luận – báo cáo – đánh giá

 

 

 

2. Bài tập 2.

 

Bảng nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu môi trường trong môi trường đới ôn hoà

Các kiểu môi trường

Nhiệt độ ( 0C)

Lượng mưa (mm)

 

Tháng 1

Tháng 7

Trung bình năm

Tháng 1

Tháng 7

Trung bình năm

Ôn đới hải dương

 

6oC

16oC

10.8 oC

135mm

62mm

1126mm

Ôn đới lục địa

 

10oC

19oC;

4 oC

30mm

70mm

560mm

Địa trung hải

10oC

30oC

17,3 oC

68mm

9mm.

402mm

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI, MỞ RỘNG (12 phút)

Góp phần phát triển năng lực: tự học, công nghệ thông tin,....

 

- GV yêu cầu HS tìm hình ảnh minh họa sản phẩm nông nghiệp khác nhau của các kiểu môi trường khác nhau trong Môi trường Ôn đới (Tra cứu Internet / sách báo,...) trưng bày khu góc Học tập của lớp/.

Hoạt động nhóm.

- HS trưng bày và giới thiệu kết quả làm việc của nhóm mình.

 

Hướng dẫn về nhà.

1.       Học bài và hoàn thành các bài tập.

2.       Chuẩn bị trước bài 5 “ Môi trường đới lạnh”:

Ø  Xác định vị trí – giới hạn.

Ø  Tìm đặc điểm tự nhiên ...

Ø  Theo câu hỏi của SHDH/Trang 27-31

 

                                 

 RÚT KINH  NGHIỆM

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 8, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.