Giáo án địa lí 8: Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Campuchia

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Campuchia. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Bài 18. THỰC HÀNH – TÌM HIỂU LÀO VÀ CAMPUCHIA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí của Lào và Campuchia trên lược đồ.
- Phân tích được đặc điểm tự nhiên của Lào và Campuchia.
- Đánh giá được khả năng liên hệ và điều kiện để phát triển nông nghiệp của Lào và Campuchia
- Tập hợp và sử dụng các tư liệu để tìm hiểu địa lí một quốc gia và trình bày bằng văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc lược đồ tự nhiên, kinh tế Lào và Campuchia.
3. Thái độ
- Thể hiện tinh thần dân tộc, đoàn kết cùng phát triển với các nước Lào và Campuchia.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Lược đồ các nước Đông Nam Á.
- Lược đồ tự nhiên, kinh tế của Lào và Campuchia.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại
- Tư liệu về Lào và Campuchia
- Các kiến thức đã học và tìm hiểu trước bài học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
- Mục tiêu hợp tác hiệp hội các nước ĐNÁ đã thay đổi qua thời gian như thế nào?
- Phân tích lợi thế và khó khăn Việt Nam khi trở thành thành viên ASEAN
3.Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: Cho học sinh xem một số hình ảnh tiêu biểu về Lào và Campuchia
- Bước 2: Giáo viên mời 2-3 học sinh bất kỳ trả lời.
- Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ (10 PHÚT)
* Mục tiêu
- Xác định được vị trí của Lào và Campuchia trên lược đồ.
- Đánh giá khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.
- Đọc lược đồ tự nhiên Lào và Campuchia
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Trực quan/ Đàm thoại/ vấn đáp
- Hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi
* Phương tiện
- Lược đồ tự nhiên Lào và Campuchia.
- Phiếu học tập, bút màu
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
1.HĐ1:(15/): Tìm hiểu :Vị trí địa lí Lào – Cam puchia
* HĐ1: Nhóm. HS chuẩn bị trước ở nhà: Dựa vào H18.1và H18.2 kết hợp Bảng 18.1 và thông tin SGK hãy
1) Xác định vị trí của Lào và Căm-pu-chia theo dàn ý (giáp quốc gia, giáp biển.
Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.)
2) Nêu các đặc điểm tự nhiên của Lào (Địa hình, khí hậu, sông hồ…)
Nhận xét những thuận lợi khó khăn của vị trí địa lí và khí hậu mang lại cho sự phát triển nông nghiệp. 1/Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí Lào và Cam pu chia
( bảng phụ)
Quốc gia Lào Cam-pu-chia
Vị trí -Diện tích: 236800km2
- Phía bắc giáp TQ, phía tây giáp Mi-an-ma, phía đông giáp VN, phía nam giáp CPC và Thái Lan => Nằm hoàn toàn trong nội địa. Diện tích: 181000km2
- Phía tây giáp Thái Lan, phía bắc giáp Lào,phía đông giáp VN và phía tây nam giáp biển.
Giới hạn và ý nghĩa - Liên hệ với các nước khác chủ yếu = đường bộ. Muốn đi = đường biển phải thông qua các cảng biển ở miền Trung VN (Cửa lò, Vinh, Nghệ An) - Thuận lợi trong giao lưu với các nước trên thế giới cả = đường biển và đường bộ, đường sông.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ( 20 PHÚT )
* Mục tiêu
- Phân tích được đặc điểm tự nhiên của Lào và Campuchia.
- Đánh giá được điều kiện để phát triển nông nghiệp của Lào và Campuchia.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Hoạt động nhóm chuyên gia - mảnh ghép
- Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/cá nhân
* Phương tiện
- Đọc lược đồ tự nhiên, kinh tế Lào và Campuchia.
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng
- NHÓM 1: Địa hình: Lào có những dạng địa hình nào? Dạng nào chiếm ưu thế? Xác định kể tên các CN lớn của Lào khi di từ Bắc -> Nam?
- NHÓM 2: Khí hậu: Lào nằm trong khu vực khí hậu nào của Đông Nam Á? Nêu đặc điểm của kiểu khí hậu đó?
- NHÓM 3: Sông ngòi: Lào có những hệ thống sông lớn nào chảy qua?
HS báo cáo trên lớp điền bảng: Mỗi nhóm báo cáo 1 phần
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức điền bảng 2Tìm hiểu điều kiện tự nhiên Lào và Căm pu chia
( Bảng phụ)
Quốc gia Lào Căm-pu-chia
Điều kiện tự nhiên * ĐH: Chủ yếu là núi và CN chiếm 90% S cả nước. Núi chạy theo nhiều hướng, CN chạy dài từ Bắc-Nam. ĐB ở ven sông Mê-kông
*KH: Nhiệt đới gió mùa, chia 2 mùa rõ rệt có 1 mùa mưa và 1 mùa khô
* SN: S.Mê-kông với nhiều phụ lưu lớn nhỏ.
=> Khí hậu thuận lợi cho cây cối phát triển , tăng trưởng nhanh. SN có giá trị lớn về thủy lợi, thủy điện, giao thông
- Khó khăn: S đất canh tác ít, mùa khô thiếu nước nghiêm trọng * ĐH: Chủ yếu là đồng bằng, chiếm 75% S cả nước. Núi và CN bao quanh 3 mặt (Bắc, Tây,Đông)
*KH: Nhiệt đới gió mùa, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô
* SN: S. Mê-kông, Tông-lê-sap, Biển Hồ
=> Khí hậu thuận lợi cho trồng trọt, sông ngòi có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông và nghề cá.
- Khó khăn: Lũ lụt mùa mưa, thiếu nước mùa khô.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài thực hành.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Sử dung bản đồ câm của ở Lào.để điền vào các y/cầu sau:
- Lào giáp những nước nào? Các dạng địa hình chính, tên sông hồ…
-Trình bày khái quát về: Điều kiện tự nhiên và kinh tế Lào.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Học thuộc bài cũ
-Chuẩn bị soạn bài 18 tiếp theo.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 8, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.