Giáo án địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

BÀI 38: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức
- Hiểu được vai trò của tài nguyên sinh vật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
- Hiểu được thực tế về số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên sinh vật nước ta.
2. Về kĩ năng
- Rèn kỹ năng đối chiếu, so sánh để thấy rõ sự suy giảm diện tích rừng VN.
3. Về thái độ, hành vi
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy nguồn tài nguyên sinh vật. Không đồng tình với những hành vi phá hoại tài nguyên sinh vật.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giao tiếp, ngôn ngữ, tự nhận thức bản thân, nêu và giải quyết vấn đề,...
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, tranh ảnh; tư duy tổng hợp lãnh thổ,...
II. CHUẨN BỊ:
II.1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Bảng phụ, SGK, SGV
- Các hình ảnh SGK.
II.2. Chuẩn bị của HS
- SGK,vở ghi, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
(?)Nêu đặc điểm chung của SV Việt Nam?
(?)Nêu tên và sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta ?.
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV đ¬ưa ra các gợi ý: Đưa ra hình ảnh về một số dụng cụ và đồ dùng làm từ sinh vật ........ Nêu hiểu biết của em về giá trị sinh vật VN ?
- Bước 2: HS đ¬ưa ra các nhận định và để giải quyết các vế đề đó ?
- Bước 3: GV giới thiệu vào bài: Tài nguyên sinh vật cũng không phải là tài nguyên vô tận. Sự giàu có của rừng và động vật hoang dã ở VN đã giảm sút nghiêm trọng, trước hết là tài nguyên rừng. Vậy chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng này?
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THƯC MỚI
Hoạt động 1: tìm hiểu giá trị tài nguyên sinh vật VN.
- Mục tiêu: Hiểu được vai trò của tài nguyên sinh vật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
- PPDH: hợp tác theo nhóm, đàm thoại gợi mở, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn để.
- HTTC: cả lớp, nhóm.
- Các bước tiến hành:
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài dạy
- Bước 1:
+ GV yêu cầu HS: Dựa vào SGK và kiến thức để:
(?) Em hãy cho biết những đồ dùng, vật dụng hàng ngày của gia đình em làm từ những vật liệu gì?
- Ngoài những giá trị thiết thực trong đời sống của con người, TN sinh vật còn có những giá trị to lớn về các mặt KT-Vh-DL-BVMT sinh thái.
(?) Tìm hiểu B38.1 SGK, cho biết một số giá trị của tài nguyên thực vật VN?
- HS trả lời.
(?) Hãy nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và biển mà em biết?
+ HS trả lời câu hỏi.
+ GV chuẩn kiến thức.
- Bước 2:
+ GV chia lớp làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận trong thời gian 5 phút:
+ N1: TL giá trị KT của tài nguyên SV.
+ N2: TL giá trị VH-DL của TN SV.
+ N3: TL giá trị MT sinh thái của TN SV
+ Gọi đại diện các nhóm trình bày KQ.
+ GV chuẩn xác kiến thức bằng bảng phụ: 1. Giá trị của tài nguyên SV:
Kinh tế Văn hóa, du lịch Môi trường sinh thái
- Cung cấp gỗ xd, làm đồ dùng.
- Cung cấp LTTP.
- Thuốc chữa bệnh.
- Bồi dưỡng sức khỏe.
- Cung cấp nguyên liệu xd.
- Sinh vật cảnh.
- Tham quan du lịch
- An dưỡng, chữa bệnh.
- Nghiên cứu KH.
- Cảnh quan TN-VH đa dạng.
- Điều hòa khí hậu, tăng lượng ô xi, làm sạch không khí.
- Giảm các loại ô nhiễm cho môi trường.
- Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán.
- Ổn định độ phì của đất.
=> Chuyển ý: Nguồn tài nguyên SV nước ta phong phú nhưng không phải là vô tận. Do đó phải có những biện pháp hiệu quả để bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên động thực vật.
Hoạt động 2: tìm hiểu về vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng(12 phút)
- Mục tiêu: Hiểu được thực tế về số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên rừng nước ta.
- PPDH: đàm thoại gợi mở, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
- HTTC: cá nhân, cả lớp
- Ccác bước tiến hành:
Hoạt động của GV- HS Nội dung chính
- Bước 1:
+ GV treo BĐ TNVN, giới thiệu khái quát sự suy giảm S rừng nước ta.
- 3/4 S là đồi núi nhưng là nước nghèo về rừng.
- S rừng TB: 0.14 ha/ng.
- S rừng bị thu hẹp nhanh chóng:
1943: 1/2 S lãnh thổ có rừng.
1973: 1/3 S lãnh thổ có rừng.
1983: 1/4 S lãnh thổ có rừng.
- Bước 2:
+ GV yêu cầu HS: Hãy theo dõi bảng diện tích rừng VN(T135):
(?) NX về xu hướng biến động của S rừng từ 1943->2001?
S che phủ rừng toàn quốc đã đạt >36.1% hết năm 2004. Phấn đấu hết năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng.
(?) Hiện nay chất lượng rừng VN như thế nào? Tỉ lệ che phủ rừng?
(?) Rừng là loại tài nguyên tái tạo được. Cho biết NN đã có biện pháp, chính sách bảo vệ rừng như thế nào?
+ HS trả lời câu hỏi.
+ GV chuẩn kiến thức 2. Bảo vệ tài nguyên rừng.
- Rừng TN nước ta bị suy giảm nhanh chóng theo thời gian, S và chất lượng:
+ Chiến tranh.
+ Cháy rừng.
+ Khai thác bừa bãi.
+ Đốt rừng làm nương rẫy.
- Từ 1993-2001 S rừng đã tăng nhờ vốn đầu tư về trồng rừng của chương trình PAM.
- Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp 33-35% S đất TN.
* Biện pháp:
- Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tu bổ, tái tạo rừng.
- Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác.
- Bảo vệ đặc biệt khu rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Giao đất rừng đến các hộ nông dân.
Hoạt động 3: tìm hiểu tài nguyên động vật.(8 phút)
- Mục tiêu: Hiểu được thực tế về số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên động vật nước ta.
- PPDH: đàm thoại gợi mở, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
- HTTC: cá nhân, cả lớp.
- Các bước tiến hành:
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
- Bước 1:
+ GV yêu cầu HS: Dựa vào SGK và kiến thức của bản thân, cho biết:
(?) Mất rừng ảnh hưởng tới tài nguyên động vật như thế nào?
- Mất nơi cư trú, hủy hoại hệ sinh thái, giảm sút, tuyệt chủng các loại…
(?) Kể tên một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?
- Tê giác, trâu rừng, bò tót…
(?) Động vật nước ta bị suy giảm do nguyên nhân nào?
(?) Chúng ta đã có biện pháp, phương pháp bảo vệ TN ĐV ntn?
(?) HS có thể làm gì để tham gia bảo vệ rừng?
+ HS trả lời. HS khác bổ sung.
+ GV chuẩn kiến thức.
- Bước 2: Yêu cầu HS đọc mục tiểu kết SGK. 3. Bảo vệ tài nguyên ĐV:
- Tài nguyên động vật ngày càng giảm sút, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
* Biện pháp:
- Không phá rừng, bắn giết động vật quý hiếm.
- XD nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật
3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Hãy nêu giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội, nângg cao đời sống và bảo vệ môi trường.
Câu 2. Nguyên nhân nào làm cho tài nguyên sinh vật của nước ta suy giảm?
Câu 3. Tại sao cần phải bảo vệ tài nguyên sinh vật?
Câu 4. Cho bảng số liệu sau: Tổng diện tích rừng ở nước ta qua các năm (Đơn vị: triệu ha)
Năm 1943 1976 1983 1995 1999 2003 2005
Diện tích 14.3 11.1 7.2 9.3 10.9 12.1 12.7
Nêu nhận xét và giải thích về xu hướng biến động diện tích rừng Việt Nam.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(?) CM tài nguyên SV nước ta có giá trị to lớn về các mặt:
- Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống.
- Bảo vệ môi trường sinh thái.
(?) Những nguyên nhân nào sau đây làm giảm tài nguyên SV nước là:
- C.tranh.
- K.thác quá mức phục hồi.
- Đốt rừng làm nương rẫy.
- Quản lý bảo vệ kém.
- 4 nguyên nhân trên.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị bài 39
- Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống và bảo vệ môi trường sinh thái ?
Hãy trồng 1 cây xanh

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 8, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.