Giáo án VNEN bài Ôn tập học kì I

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Ôn tập học kì I. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:                                

TIẾT:  ÔN TẬP HỌC KÌ I

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Biết hệ thống kiến thức địa lí đã học ở học kì I .
  • Nắm được kiến thức trọng tâm về châu Á với các khu vực cụ thể
  1. Kỹ năng:
  • Củng cố kĩ năng đọc phân tích bản đồ, bảng số liệu, biết giải thích các mối quan hệ địa lí cơ bản
  1. Thái độ:
  • Có ý thức tích cực học tập.
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Phẩm chất: sống tự chủ, trách nhiệm
  • Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, hợp tác.
  • Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bảng số liệu, năng lực sử dụng bản đồ

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Ôn tập đặc điểm chung về tự nhiên châu Á

+ Ôn tập về khu vực TNA và Nam Á

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, làm bài kiểm tra trên giấy

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên: Bảng phụ, máy chiếu.
  2. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

GV: chia lớp thành 2 dãy, gọi đại diện lên trong vòng 1 phút ghi nhanh những nội dung đã học trong học kì I.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

 

 

 

- GV: chiếu 5 câu hỏi, gắn vào 5 bông hoa, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hái hoa dân chủ - bốc thăm và trả lời đúng sẽ nhận phần quà:

* Chiếu bản đồ tự nhiên và lược đồ khí hâu  châu Á .

? Nêu vị trí châu Á.

? Nêu đặc điểm địa hình, sông ngòi châu Á

? Đặc điểm khí hậu châu Á.

? Xác định các đới khí hậu và các kiểu khí hậu.

? Trình bày đặc điểm về cảnh quan châu Á.

* GV chốt.

 

*Hoạt động nhóm:

- GV: nêu NV mỗi nhóm hệ thống vao BP các kiến thức cơ bản đã học về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội; đặc điểm KT của 3 khu vực châu Á đã học.

- HS:

- HS: trình bày, nhận xét

- Chuẩn kiến thức theo bảng phụ PHT số 1

I. Lập bảng hệ thống kiến thức

1. Đặc điểm chung về tự nhiên châu Á

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khu vực TNA và Nam Á.

- HS có thể vẽ sơ đồ tư duy theo nội dung kiến thức đã học về 2 khu vực.

( Nội dung theo kết quả PHT số 2)

 

 

 

 

 

 

* Kết quả của PHT2:

Khu vực

Đặc điểm tự nhiên

Dân cư- xã hội

Đặc điểm kinh tế

Tây Nam Á

Nằm ở vị trí ngã ba của châu lục Á, Âu, Phi là khu vực có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hạn, và có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú

Dân số : 286 triệu người , phần lớn là người A- rập theo đạo Hồi

Phát triển công nghiệp khai thác dầu mỏ. Sản lượng bằng 1/5 sản lượng dầu mỏ của thế giới

Nam Á

Địa hình chia làm ba miền rõ rệt. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng. Có hệ thống núi Hi-ma-lay-a, hùng vĩ, sơn nguyên Đê Can và đồng bằng ấn Hằng rộng lớn. Cảnh quan chủ yếu là rừng nhiệt đới và xa van

Là một trong những khu vực có dân cư tập trung đông nhất châu Á(1356 triệu người) là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại và tôn giáo lớn

Kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, ấn độ là nước phát triển nhất

* Hoạt động cá nhân

? Học kì I lớp 8, các em được rèn các KN địa lí nào?

* Sử dụng bản đồ TN châu Á

? Xác định vị trí của 4 khu vực đã học

? Mô tả địa hình của khu vực TNA, khu vực Đ/A trên bản đồ?

 

* Hoạt động chung:

- GV giao NV: Nêu các bước vẽ BĐ hình tròn

- HS: HĐ-> báo cáo, bổ sung

- Chốt

II. Kĩ năng địa lí

1. Đọc bản đồ

 

 

 

 

 

 

 

2. Vẽ biểu đồ

- Biểu đồ hình tròn

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.

+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung

+ GV: nêu hình thức học tập và nêu chủ đề: châu Á và các khu vực châu Á

+ HS: hỏi đáp

+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận

4. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 8, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.