Bài 24. VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển nước ta.
- Đánh giá được một số tác động của biển Đông đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta .
- Phân tích được nguyên nhân cần thiết phải bảo vệ môi trường biển từ đó đề xuất giải pháp hợp lí.
- Thiết kế 1 khẩu hiệu về biển Việt Nam
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét về vị trí, giới hạn của biển Đông.
- Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, các lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển Đông làm cơ sở để xác định thành phần và một số đặc điểm của vùng biển Việt Nam.
- Kĩ năng làm việc nhóm
3. Thái độ
- Thể hiện được trách nhiệm cá nhân về sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường vùng biển Việt Nam.
- Tham gia vào hoạt động trồng rừng ven biển, làm sạch vùng biển tại địa phương nếu có.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Nhận thức thế giới quan theo quan điểm không quan thông qua việc xác định và trình bày các đặc điểm nổi bật của biển Đông và vùng biển nước ta.
+ Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực sử dụng công cụ địa lí học thông qua quá trình phát triển các kỹ năng làm việc với lược đồ, tranh ảnh,…
+ Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tiễn và truyền đạt thông tin địa lí thông qua việc vận dụng hiểu biết của mình để giải thích hiện tượng địa lí liên quan đến biển.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ: vùng biển và đảo Việt Nam (hoặc khu vực Đông Nam Á).
- Tài liệu, tranh ảnh về tài nguyên và cảnh biển bị ô nhiễm ở Việt Nam.
- Videos các bài hát về biển đảo Tổ quốc
2. Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về tài nguyên và cảnh biển bị ô nhiễm của Việt Nam.
- Atlat Địa lí Việt Nam hoặc tập bản đồ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi : Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi, khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay?
3. Bài mới:
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: GV đưa ra tình huống có vấn đề:
+ Có ý kiến đã cho rằng VN là quốc gia biển và công dân VN là công dân biển. Vậy ý kiến này có đúng không?
+ Vùng biển nước ta có những đặc điểm gì và môi trường biển ra sao?
+ Chúng ta đã và đang khai thác các tiềm năng của biển như thế nào?
Bước 2: HS trả lời. GV dẫn dắt vào bài.
Để trả lời cho những thắc mắc trên cô mời các em cùng đi tìm hiểu nội dung bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung của vùng biển Việt Nam(20 phút)
* Mục tiêu: Trình bày được một số đặc điểm tự nhiên của Biển Đông.
* Phương pháp dạy học: đàm thoại, trực quan, hợp tác theo nhóm, thuyết trình.
*Các bước tiến hành:
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
- Bước 1: GV treo BĐ vùng biển, đảo VN và giới thiệu.
+ GV yêu cầu HS: Dựa vào hình 24.1 và BĐ và nội dung SGK, hãy:
(?) Nêu diện tích của Biển Đông?
(?) Xác định trên bản đồ vị trí eo biển Malaca, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan?
(?) Cho biết phần biển Việt Nam nằm trong biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2, tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào?
+ HS phát biểu.
+ GV chuẩn kiến thức.
- Bước 2:
+ GV chia lớp làm 2 nhóm lớn và giao nhiệm vụ thảo luận theo nội dung trong thời gian 5 phút.
+ Nhóm 1: Dựa vào H22 và nội dung
SGK, nghiên cứu về khí hậu của biển theo dàn ý:
(?)Chế độ nhiệt: T0 trung bình năm của nước biển tầng mặt?
(?) T0 nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào theo vĩ độ?
(?) Chế độ gió: các loại gió, hướng gió, so sánh gió thổi trên biển và trên đất liền.
(?) Chế độ mưa? Nó có ảnh hưởng gì đến tình hình khí hậu trong đất liền?
+ Nhóm 2: Dựa vào H24.3 cho biết:
(?) Hướng chảy của các dòng biển trên Biển Đông ở 2 mùa?
(?) Chế độ thủy chiều diễn ra như thế nào ?
(?) Độ muối trung bình của nước biển?
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ GV chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của Biển Đông, sau đó khẳng định Biển Đông vừa có nét chung của biển và đại dương thế giới nhưng lại có nét riêng, độc đáo. Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông, có diện tích trên 1tr km2, có tài nguyên gì? Việc bảo vệ môi trường biển khi khai thác kinh tế? 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.
a. Diện tích, giới hạn.
- Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.
- Biển Đông có diện tích 3.477.000 km2 là biển lớn, tương đối kín, nằm trong KV nhiệt đới gió mùa ĐNA
b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển:
- Biển nóng nhiệt độ quanh năm 230C, thiên tai dữ dội.
- Chế độ hải văn theo mùa.
- Thuỷ triều phức tạp và độc đáo (nhật triều, bán nhật triều).
- Mưa ít hơn đất liền (1100 - 1300mm/n). Sương mù trên biển thường xuất hiện cuối mùa đông, đầu mùa hạ.
- Độ mặn TB: 30-33%
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tài nguyên và môi trường vùng biển nước ta (10 phút )
* Mục tiêu
- Trình bày được những ảnh hưởng của biển đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
- Đánh giá hiện trạng vấn đề môi trường biển nước ta, nguyên nhân và các giải pháp.
- Ý thức trách nhiệm được vai trò của mình trong gì giữ tài nguyên và môi trường biển
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở, kĩ thuật 3 lần 3
* Phương tiện
- Hình ảnh, thông tin bổ trợ về tài nguyên biển nước ta
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
- Bước 1:
+ GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK, dựa vào vốn hiểu biết về kiến thức đã học, thảo luận theo cắp (kĩ thuật 3 lần 3) cho biết:
(?) Diện tích của vùng biển nước ta so với đất liền? Với diện tích rộng như vậy thì vùng biển Việt nam sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế?
(?) Vùng biển nước ta có những tài nguyên gì? Chúng là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế nào? Khi phát triển kinh tế biển, nước ta thường gặp khó khăn gì do tự nhiên gây nên?
• Tài nguyên khoáng sản: dầu khí
• Thủy sản: tôm, cá, rong biển
• Du lịch: nhiều bãi biển đẹp, nổi tiếng như Sầm Sơn, Nha Trang, ...
(?) Trong quá trình khai thác các loại tài nguyên biển vấn đề môi trường đã được quan tâm và bảo vệ hay chưa? Ô nhiễm môi trường thường do những nguyên nhân nào?
Khai thác bừa bãi làm dầu khí dò gỉ, dùng thuốc nổ, mìn để đánh bắt cá,... Ngoài ra còn do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,...
(?) Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?
+ HS trả lời, các HS khác bổ sung.
+ GV chuẩn kiến thức.
Mỗi chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đặc biệt là môi trường biển đối với đời sống để từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
Có những hành động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng cùng chung tay, ra sức làm cho môi trường ngày càng trong lành hơn. 2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của Việt Nam.
a. Tài nguyên biển
- Vùng biển Việt Nam rộng gấp 3 lần phần đất liền, có giá trị nhiều mặt (khoáng sản, kinh tế, giao thông, điều hòa không khí...).
- Là cơ sở phát triển nhiều ngành kinh tế đặc biệt đánh bắt, chế biến hải sản, khai thác dầu khí, cát, muối, du lịch...
b. Môi trường biển
-¬ Khai thác nguồn lợi biển có kế hoạch, đi đôi với bảo vệ môi trường biển.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
• Điền vào lược đồ trống Việt Nam đơn vị nền móng Cambri, Cổ kiến tạo, Tân kiến tạo.
• Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
1. Loài người xuất hiện trên Trái Đất vào giai đoạn.
a. Tiền Cambri.
b. Cổ kiến tạo.
c. Tõn kiến tạo.
2. Vận động kiến tạo là động lực một quá trình kiến tạo mới ở Việt Nam tới ngày nay.
a. Vận động Ca-lê-đô-ni.
b. Vận động Hec-xi-ni.
c. Vận động Hy-ma-lay-a.
d. Vận động In-đô-xi-ni.
• Điền vào chỗ trống trong câu sau những nội dung đúng.
- Quá trình nângg cao .........
- Quá trình mở rộng ...........
- Quá trình hình thành ..........
- Quá trình tiến hóa ...............
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Tổng hợp kiến thức .
* Vị trí địa lý nước ta có đặc điểm gì ?
* Vị trí có thuận lợi và khó khăn gì trong xõy dựng và bảo vệ Tổ quốc?
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về khai thác các mỏ khoáng sản ở Việt Nam.
- Việt Nam có những loại khoáng sản nào.
- Sự hình thành các vựng mỏ khoáng sản Việt Nam.
- Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.