Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
Tiết: Ôn tập cuối kì II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học, học sinh đạt được:
- Kiến thức:
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức HK II
- Kỹ năng:
- Rèn KN trình bày, vẽ và nhận xét biểu đồ
- Thái độ:
- Tự giác, nghiêm túc làm bài
- Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Sống tự chủ, trách nhiệm.
- Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, tự nhận thức- tự học, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh...
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung: Làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, làm bài kiểm tra trên giấy
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Ma trận, đề kiểm tra, đáp án- thang điểm
- Học sinh: Đồ dùng học tập, ôn tập kiến thức trước ở nhà
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp - Thời gian: |
|
- Khởi động: Dẫn dắt: Trong chương trình địa lí lớp 8- học kì II, em đã được học những nội dung nào? |
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
*Thông qua hệ thống câu hỏi ôn tập, giáo viên chia nhóm để các em thảo luận và chuẩn kiến thức * Phát phiếu học tập và bp cho HS Nhóm 1,2:(phiếu học tập và bp) Câu 1 : Đặc điểm chung của địa hình nước ta ? Địa hình nước a chia thành mấy khu vực? Đó là nhữngkhu vực nào? Câu 2: Chọn và nêu cách vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét? a. Đất Feralit đồi núi thấp: 65% S đất tự nhiên. b. Đất mùn núi cao : 11% S đất tự nhiên. c. Đất phù sa : 24% S đất tự nhiên Nhóm 3,4: Câu 1: Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào? Câu 2 : Chọn và nêu cách vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện chế độ nhiệt và chế độ mưa của 2 địa điểm là Huế và Hà Nội ( SGK/110) Câu 3: Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Kể tên chín hệ thống sông lớn ở nước ta ?
Câu 4: Đặc điểm chung của sinh vật VN
* Đặt thêm một số câu hỏi cho các nhóm : ? Nêu một số biểu hiện của tc nhiệt đới gió mùa thể hiện trên địa hình nước ta ? ? Nước ta chia thành mấy miền khí hậu chính ? Tại sao lại có sự khác biệt này ? Vì sao sông ngòi nước ta chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc ? ? Cần có những biện pháp nào để duy trì bảo vệ tài nguyên SV nước ta ? ? Khi vẽ biểu đồ cần chú ý những nội dung cơ bản nào ? ? ( Sử dụng bản đồ TNVN) Quan sát bản đồ và trình bày và giải thích sự ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu của các tỉnh Bắc Trung Bộ ? - GV: chốt.
? Các dạng biểu đồ đã vẽ? ? Những lưu ý khi vẽ các dạng biểu đồ? ? Cách nhận xét? |
A. Lí thuyết.
1. Đặc điểm chung của địa hình nước ta - nhiều đồi núi - có nhiều bậc kế tiếp nhau - mang tính chất nhiệt đới gió mùa - chia thành 3 khu vực
2. Các nhóm đất chính Cho hs trình bày biểu đồ của nhóm
3. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta -Là khí hậu nhiệt đới gió mùa - Đa dạng và thất thường
. Biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường….
4. Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam - Dày đặc - 2 hướng chính: TB- ĐN, vòngcung - 2 mùa: mùa lũ, mùa cạn.
5. Đặc điểm sinh vật VN - Phong phú, đa dạng - Giàu có về thành phần loài.
II. Thực hành. HS xem lại các bài tập trong SGK.
|
- Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn thiện các nội dung vào vở.
- Tiếp tục ôn tập lại toàn bộ chương trình.