BÀI 40 – THỰC HÀNH
ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- So sánh và giải thích được đặc điểm địa hình và khí hậu của khu vực Tây Bắc
- Đánh giá thế mạnh kinh tế đặc biệt của khu vực
2. Kĩ năng
- Đọc lát cắt địa hình
- Đọc bảng số liệu
- Kĩ năng làm việc nhóm
- Kĩ năng thuyết trình
3. Thái độ
- Tự hào về thiên nhiên hùng vĩ của khu vực
- Tha thiết, mong mỏi nhằm xây dựng và khai thác thế mạnh đặc biệt của khu vực
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Khai thác biểu đồ, sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bảng số liệu thống kê; Năng lực lí giải, phân tích các mối quan hệ nhân quả trong bộ môn…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Lát cắt địa lí tự nhiên
- Tranh ảnh minh họa
- Clip âm nhạc
2. Chuẩn bị của học sinh
- Át lát địa lí Việt Nam.
- Sách giáo khoa.
- Các kiến thức đã học về khí hậu, sông ngòi Việt Nam.
- Tìm hiểu thông tin về Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ Lắng nghe lời bài hát
+ Xác định địa danh được nhắc đến
+ Những ca từ nào mô tả vẻ đẹp của vùng đất đó?
+ Tìm địa danh đó trên Atlat/bản đồ và giới thiệu cho cả lớp cùng biết.
- Bước 2: GV phát bài hát
https://www.youtube.com/watch?v=cZOP6rXRSNc
- Bước 3: HS trả lời nhanh thông tin
- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc lát cắt tổng hợp (25 phút)
* Mục tiêu
- Rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ, bản đồ, tính toán
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm
- Phát triển năng lực hợp tác
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: sử dụng bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu…
- Hoạt động: Cá nhân và nhóm
* Phương tiện
- Atlat Địa lí Việt Nam trang 13
- Lược đồ, lát cắt
- Bảng số liệu 3 trạm khí hậu
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: Giới thiệu trò chơi “CUỘC ĐUA KÌ THÚ”
+ Chia lớp làm 2 cụm. Mỗi cụm 4 nhóm (Cụm 1 là nhóm 1-4; Cụm 2 là nhóm 5-8)
+ Vị trí 1 nhóm là 1 trạm
+ Mỗi nhóm sẽ có 4 phút để hoàn thiện phần trả lời trong phiếu học tập tại vị trí nhóm. Trả lời xong trước 4 phút, mang phiếu lên nộp và nhận bài mới + đóng dấu >>> Sai phải về làm lại đến lúc nào hoàn toàn chính xác
+ Nhóm chiến thắng nhanh nhất, đúng nhất sẽ đạt điểm 10 và vượt qua cuộc đua thành công
- Bước 2: Thực hiện trò chơi. GV mở nhạc tạo động lực, theo dõi, thúc đẩy HS.
HS nhóm nào làm xong mang lên đóng dấu. GV chấm điểm, thống kê lại.
- Bước 3: Cuộc đua kết thúc, Gọi ngẫu nhiên HS lên trình bày thông tin, chuẩn kiến thức
- Bước 4: Khen ngợi, tổng kết, trình chiếu giới thiệu thêm về khu vực. a. Xác định tuyến cắt:
+ Tuyến cắt chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đi qua các khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc châu và đồng bằng Thanh Hóa.
+ Độ dài của tuyến cắt đo được trên bản đồ có tỉ lệ 1:2 000 000 là 17,5cm. Vậy chiều dài thực tế là: 17,5 x 2 000 000 = 35 000 000cm (= 350 km).
b. Hợp phần tự nhiên:
- Các loại đá: Macma xâm nhập, phun trào ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn, trầm tích trên đá vôi ở khu cao nguyên Mộc Châu, trầm tích phù sa sông ở đồng bằng Thanh Hóa.
- Các loại đất: đất mùn núi cao ở khu vực Hoàng Liên Sơn, đất feralit trên đá vôi ở cao nguyên Mộc Châu, đất phù sa mới ở đồng bằng Thanh Hóa.
- Có 3 kiểu rừng:
+ Rừng ôn đới phát triển trên đất mùn núi cao Hoàng liên sơn với nhiệt độ trung bình năm thấp và lượng mưa lớn.
+ Rừng cận nhiệt đới phân bố trên đất feralit đá vôi trên cao nguyên Mộc Châu
+ Rừng nhiệt đới phân bố ở địa hình thấp của cao nguyên Mộc Châu với nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa khá lớn.
c. Sự khác biệt khí hậu trong khu vực:
- Khu vực Hoàng Liên Sơn:
+ Nền nhiệt độ trung bình năm thấp chỉ 12,8°C, nhiệt độ tháng 7 cao nhất đạt 16,4°C.
+ Lượng mưa trung bình năm cao đạt 3553mm/năm, mùa mưa kéo dài 7 tháng, cao nhất là tháng 7 đạt 680mm.
- Khu vực cao nguyên Mộc Châu:
+ Nhiệt độ năm ôn hòa trung bình 18,5°C, tháng 7 có nhiệt độ cao nhất là 23°C, tháng 1 thấp nhất là 11,8°C.
+ Lượng mưa trung bình năm thấp nhất trong ba khu vực chỉ 1560mm, mùa mưa dài 6 tháng, tháng 7 có lượng mưa cao nhất đạt 331mm.
- Khu vực đồng bằng Thanh Hóa:
+ Nhiệt độ năm cao nhất 23,6°C, tháng 6 và 7 có nhiệt độ cao nhất đạt 28,9°C, tháng 1 nhiệt độ thấp nhất 17,4°C.
+ Lượng mưa trung bình năm 1746mm, mùa mưa dài 6 tháng, tháng 9 có mưa cao nhất đạt 396mm.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bước 1: GV đưa tình huống
+ Nếu được đầu tư phát triển ở một trong 3 địa điểm, em sẽ đầu tư ở đâu và đầu tư như thế nào? Tại sao?
Bước 2: GV gọi HS xung phong chia sẻ, mỗi HS có 30s trình bày
Bước 3: GV nhận xét, tổng kết, đánh giá chung
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bước 1: GV nối tiếp hoạt động yêu cầu HS về nhà hoàn thiện phần chiến lược bản thân ra giấy A4
+ Lí do chọn địa điểm đầu tư
+ Đầu tư như thế nào? Lĩnh vực gì?
+ Các giải pháp nào sẽ tiến hành đầu tư hiệu quả
Thể hiện bằng sơ đồ, có hình vẽ, hình ảnh minh họa
+ Hạn nộp tuần sau
Bước 2: HS thắc mắc, trao đổi
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị nội dung bài 41.
Giáo án địa lí 8 Bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lí tổng hợp
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:thực hành đọc lát cắt địa lí tổng hợp. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Xem thêm các bài Giáo án địa lý 8, hay khác:
Bộ Giáo án địa lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.
- Giáo án địa lí 8: Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á
- Giáo án địa lí 8: Bài 2: Khí hậu châu Á
- Giáo án địa lí 8: Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á
- Giáo án địa lí 8: Bài 4: Thực hành...
- Giáo án địa lí 8: Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
- Giáo án địa lí 8: Bài 6: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ...
- Giáo án địa lí 8: Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các
- Giáo án địa lí 8: Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Á
- Giáo án địa lí 8: Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
- Giáo án địa lí 8: Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
- Giáo án địa lí 8: Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
- Giáo án địa lí 8: Bài 12: Điều kiện tự nhiên khu vực Đông Á
- Giáo án địa lí 8: Bài 13: Tình hình kinh tế - xã hội khu vực Đông Á
- Giáo án địa lí 8: BàI 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo
- Giáo án địa lí 8 :Bài 15: Đặc điểm dân cư xã hội khu vực Đông Nam Á
- Giáo án địa lí 8: Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
- Giáo án địa lí 8: Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Giáo án địa lí 8: Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Campuchia
- Giáo án địa lí 8: Bài 22: Việt Nam đất nước, con người
- Giáo án địa lí 8: Bài 23: Vị trí, giới hạn và hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 27: Thực hành đọc bản đồ Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các dạng địa hình Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 30: Thực hành đọc bản đò địa hình Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
- Giáo án địa lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông ở nước ta
- Giáo án địa lí 8 Bài 35: Thực hành về khí hậu và thủy văn
- Giáo án địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- Giáo án địa lí 8 Bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lí tổng hợp
- Giáo án địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Giáo án địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Giáo án địa lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Hướng dẫn tải giáo án Địa lí 8 (Có xem trước)
- Hướng dẫn tải giáo án VNEN Địa lí 8 (Có xem trước)
- Giáo án VNEN địa lí 8
- Giáo án VNEN bài Biển đảo Việt Nam
- Giáo án VNEN bài Tự nhiên châu Á
- Giáo án VNEN bài Kinh tế châu Á
- Giáo án VNEN bài Khu vực Tây Nam Á và Nam Á
- Giáo án VNEN bài Ôn tập học kì I
- Giáo án VNEN bài Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á.
- Giáo án VNEN bài Khu vực Đông Á
- Giáo án VNEN bài Khu vực Đông Nam Á
- Giáo án VNEN bài Hiệp hội các nước Đông Nam Á
- Giáo án VNEN bài Vị trí địa lí, giới hạn và lịch sử hình thành lãnh thổ VN
- Giáo án VNEN bài Địa hình, khoáng sản Việt Nam
- Giáo án VNEN bài Kiểm tra viết 1 tiết
- Giáo án VNEN bài Sông ngòi Việt Nam
- Giáo án VNEN bài Đất và sinh vật Việt Nam
- Giáo án VNEN bài Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- Giáo án VNEN bài Các miền địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Giáo án VNEN bài Ôn tập cuối kì II
- Giáo án VNEN bài Môi trường ôn hòa
- Tải giáo án Địa lí 8 theo công văn 5512 (có xem trước)
- Tải giáo án Địa 8 hướng PTNL với 4 hoạt động
- Tải giáo án địa lý 8 kì 1 theo công văn 5512 (xem trước mẫu)
- Tải giáo án địa lý 8 kì 2 theo công văn 5512 (xem trước mẫu)
Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8
Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.
Giải sách giáo khoa lớp 8
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 8 tập 1 giản lược
- Soạn văn 8 tập 2 giản lược
- Toán 8 tập 1
- Toán 8 tập 2
- Giải sgk hoá học 8
- Giải sgk vật lí 8
- Giải vở BT vật lí 8
- Giải sgk sinh học 8
- Giải sgk tiếng Anh 8
- Giải sgk lịch sử 8
- Giải sgk địa lí 8
- Giải sgk GDCD 8