Giáo án địa lí 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

BÀI 39: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức
- Trình bày và giải thích được những đặc điểm chung của thiên nhiên Việt Nam trong đó tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là nền tảng.
- Trình bày được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển KT –XH ở nước ta.
2.Về kĩ năng
- Phát triển khả năng tư duy tổng hợp thông qua việc củng cố và tổng kết các kiến thức đã học về các thành phần tự nhiên Việt Nam.
- Sử dụng bản đồ tự nhiên VN để nhận biết sự phân bậc độ cao địa hình, các hướng gió chính, dòng biển, dòng sông lớn.
3. Về thái độ, hành vi
- Biết liên hệ hoàn cảnh tự nhiên với hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước tạo nền móng cho việc học địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: giao tiếp, ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề, tự nhận thức bản thân,...
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ:
II.1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Bản đồ tự nhiên ĐNA.
- Tranh ảnh minh họa cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
II.2. Chuẩn bị của HS
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) CM rằng tài nguyên SV nước ta có giá trị to lớn về các mặt: phát triển kinh tế -xã hội, nâng cao đời sống, BVMT (nhóm cho gỗ, tinh dầu, thuốc, thực phẩm, sản xuất thủ công nghiệp, cảnh, t.phẩm...) ?.
(?) Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên SV? (chiến tranh, khai thác quá mức, đốt, quản lý...)?.
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu 3 nhóm học sinh kể về đặc điểm thời tiết mà em biết về miền Bắc, miền Nam và ở Sa Pa và Đà Lạt . Đây là trò chơi mang tính tự nguyện, lấy điểm ban đầu cho xung phong.
Những HS biết về đặc điểm khí hậu Hà Nội chạy vào 1 nhóm, những học sinh biết về đặc điểm khí hậu Tp.HCM đứng vào một nhóm, những học sinh biết về Sa pa và Đà Lạt đứng 1 nhóm.
- Bước 2: Giáo viên cho HS quan sát tranh của các địa danh trên. HS trả lời. GV dẫn dắt vào bài:Thiên nhiên nước ta rất đa dạng, phức tạp, phân hóa mạnh mẽ trong không gian và trong các hợp phần tự nhiên. Song có thể nêu lên một số tính chất chung nổi bật của môi trường tự nhiên nước ta sau đây.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: tìm hiểu tính chất nhiệt đới của tự nhiên VN (12 phút)
- Mục tiêu: Trình bày và giải thích được những đặc điểm nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam. Trình bày được những thuận lơị và khó khăn đối với phát triển KT –XH.
- PPDH: đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.
- HTTC: cả lớp, cá nhân
- Các bước tiến hành:
Hoạt động của GV- HS Nội dung chính
- Bước 1:
+ Gv treo bản đồ tự nhiên VN, giới thiệu khái quát.
+ GV yêu cầu HS: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết, cho biết:
(?) Tại sao thiên nhiên VN mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa ẩm?
(Do vị trí địa lí)
(?) Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm biểu hiện qua các thành phần tự nhiên ntn?
- Khí hậu: nóng, ẩm, mưa nhiều.
- Địa hình: Lớp vỏ phong hóa dày…
- Thủy chế sông ngòi: có 2 mùa nước.
- Thực, động vật phong phú, đa dạng, đặc hữu.
- Thổ nhưỡng: F, phù sa, mùn…
+HS trả lời câu hỏi.
+ GV chuẩn kiến thức.
(?) Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến SX và đời sống như thế nào?
- Thuận lợi: điều kiện nóng, ẩm: cây trồng phát triển quanh năm.
- Khó khăn: Nhiều thiên tai.
(?) Theo em, ở vùng nào và vào mùa nào tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất?
- Miền Bắc vào mùa đông. 1. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam.
-> Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan TN, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng,ẩm, mưa nhiều.
- Tuy nhiên có nơi, có mùa lại bị khô hạn, lạnh giá với những mức độ khác nhau.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu Việt Nam là một nước ven biển(10 phút)
- Mục tiêu : Trình bày và giải thích được đặc điểm tính chất biển của thiên nhiên Việt Nam. Trình bày được những thuận lơị và khó khăn đối với phát triển KT –XH.
- PPDH: đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.
- Các bước tiến hành :
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
- Bước 1:
+ GV dùng BĐ TN khẳng định vị trí của phần đất liền và vùng biển VN.
+ GV yêu cầu HS: Dựa vào SGK và kiến thức đã học, cho biết:
(?) Ảnh hưởng của biển tới toàn bộ thiên nhiên VN ntn?
- Địa hình kéo dài, hẹp ngang -> biển ảnh hưởng vào sâu đất liền.
(?) Hãy tính xem ở nước ta 1 km2 đất liền tương ứng với bao nhiêu km2 mặt biển?
S biển/S đất liền=1000000/330=3,03
-> Vùng biển rộng, chi phối tính bán đảo của TNVN.
(?) Là một nước ven biển, VN có thuận lợi gì trong phát triển KT?
- Phát triển du lịch, an dưỡng, nghỉ mát…
- Địa hình ven biển đa dạng, đặc sắc.
- Hệ sinh thái ven biển phát triển.
- TN k/s phong phú.
- KH: nhiều thiên tai, MT sinh thái dễ biến đổi…
+ HS trả lời. HS khác bổ sung.
+ GV chuẩn kiến thức. 2. Việt Nam là một nước ven biển.
- Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc, duy trì, tăng cường tính chất nóng, ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.
- Sự tương tác giữa đất liền và biển đã duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên VN.
Hoạt động 3 :tìm hiểu về đặc điểm tính chất đồi núi.(10 phút)
- Mục tiêu : Trình bày và giải thích được những đặc điểm tính chất đồi núicủa thiên nhiên Việt Nam. Trình bày được những thuận lơị và khó khăn đối với phát triển KT –XH.
- PPDH: đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, hợp tác theo nhóm
- HTTC : nhóm, cả lớp.
- Các bước tiến hành :
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
-Bước 1:
+ GV chia lớp làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận 3 phút.
+ N1: Đặc điểm nổi bật của TN nước ta là gì?
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích.
+ N2: Cho biết tác động của đồi núi tới TN nước ta ntn?
- Đ/h tác động; mạng lưới sông, bồi tụ đồng bằng..
- Cung cấp tài nguyên, khoáng…
- Lịch sử phát triển địa chất.
+ N3: Miền núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển KT?
+ Đại diện các nhóm trình bày.
+ GV chuẩn kiến thức.
- Bước 2:
+ GV KL:
- Khó khăn: địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, GT không thuận tiện, dân cư ít, phân tán.
- Thuận lợi: Đất đai rộng, tài nguyên khoáng sản giàu có.
+ HS ghi bài. 3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi.
- Nước ta có nhiều đồi núi, chiếm 3/4 S.
- Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hóa mạnh của các điều kiện tự nhiên.
- Vùng núi nước ta chứa nhiều tài nguyên, khoáng sản, lâm sản, du lịch, thủy văn
Hoạt động 4 :tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp.(10 phút)
- Mục tiêu : Trình bày và giải thích được những đặc điểm nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam. Trình bày được những thuận lơị và khó khăn đối với phát triển KT –XH.
- PPDH: đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.
- HTTC : cá nhân, cả lớp.
- Các bước tiến hành :
Hoạt động của GV -HS Nội dung chính
- Bước 1:
+ GV yêu cầu HS: Dựa vào SGK và kiến thức, cho biết:
(?) Cảnh quan nước ta thay đổi từ Đông sang Tây như thế nào? Từ thấp lên cao, từ Nam ra Bắc như thế nào?
(?) Sự phân hóa đa dạng tạo thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển KT-HX?
- Thuận lợi: thiên nhiên đa dạng, đẹp.. phát triển du lịch sinh thái. TNTN là nguồn lực phát triển KT toàn diện.
- KK: nhiều thiên tai. MT sinh thái dễ bị biến đổi.
+ HS trả lời câu hỏi.
+ GV chuẩn kiến thức.
- Bước 2:
+ GV KL:
+ Yêu cầu HS đọc mục tiểu kết SGK. 4. Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp.
* Do đặc điểm vị trí địa lí, lịch sử phát triển của TN, chịu tác động nhiều hệ thống TN nên thiên nhiên phân hóa :
- Phân hóa theo không gian:
+ B -> N
+ Đ -> T
+ T -> cao.
- Phân hóa theo thời gian: mùa.
-> Tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển một nền kinh tế - xã hội toàn diện và đa dạng. (Du lịch, phát triển kinh tế toàn diện, NN đa canh, thâm canh, chuyên canh: lúa, cây CN, ăn quả, h.sản...) CN nhiều ngành: KK, LK, c.biến nông sản).
3.3. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1 phát cho học giấy trò chơi CHIẾC NÓN KÌ DIỆU
Câu 1: Hàng ngang số 1: có 7 chữ cái: Là loại gió mùa hoạt động mạnh ở nước ta từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Làm cho miền Bắc lạnh khô đầu mùa và lạnh ẩm cuối mùa.
Câu 2: Hàng ngang số 2: Có 6 chữ cái :là loại gió mùa hoạt động mạnh ở nước ta từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên nóng ẩm mưa nhiều.
Câu 3: Hàng ngang số 3: Có 6 chữ cái: là một cao nguyên thuộc tỉnh Lâm Đồng, có khí hậu và đất phù hợp cho việc trồng chè, cà phê, nhất là cà phê vối.
Câu 4: Hàng ngang số 4: có 11 chữ cái: Tên gọi chính xác của Cúc Phương – thuộc địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa.
Câu 5: Hàng ngang số 5: có 13 chữ cái: Là danh sách các loài động vật, thực vật ở nước ta thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, được xem là căn cứ khoa học quan trọng để nhà nước ban hành những chính sách quản lí, bảo vệ
Câu 6: Hàng ngang số 6: có 8 chữ cái, Là tên gọi của nhóm cây theo giá trị sử dụng, gồm các loại cây như đinh, lim, sến, táu,...
-Bước 2: Giáo viên chốt lại câu trả lời, HS tự chấm điểm. Kết thúc hoạt động trò chơi củng cố và mở rộng kiến thức
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(?) Nêu đặc điểm chung của TNVN? (4t/c)
(?) T/ch nhiệt đới gió mùa ẩm của TNVN được thể hiện ntn? (đất Feralít đỏ vàng, rừng phát triển mạnh mẽ, địa hình có vỏ phân hóa vàng - quan trọng phân hóa mạnh mẽ, c/độ nước sông 2 mùa...).
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Tìm hiểu dãy Hoàng Liên Sơn
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của khu tây Bắc nước ta

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 8, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.