Giáo án địa lí 8 :Bài 15: Đặc điểm dân cư xã hội khu vực Đông Nam Á

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: đặc điểm dân cư xã hội khu vực Đông Nam Á. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Bài 15. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Á
- So sánh được các điểm tương đồng và khác biệt về mặt xã hội của các nước trong khu vực và nhận định được những thuận lợi của khu vực.
- Đánh giá được các thế mạnh và hạn chế của dân cư xã hội Đông Nam Á
2. Kĩ năng
- Phân tích và nhận xét được các bảng số liệu thống kê về dân số của khu vực Đông Nam Á
- Khai thác được các kiến thức từ tranh ảnh và video clip
- Tính được mật độ dân số của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
3. Thái độ
- Có ý thức chấp hành chính sách dân số và bảo vệ môi trường
- Trân trọng các giá trị văn hóa đặc trưng của các nước
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
1. Giáo viên: Bản đồ phân bố dân cư châu Á, bài giảng PPt, bảng số liệu, phiếu học tập, giấy A2
2. Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi và máy tính casio, tập bản đồ Địa lí 8
2. Chuẩn bị của HS
- SGK, atlat
III.Tiến trình bài học:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
-Đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ trong khu vực với đời sống?
-Khí hậu Đông Nam Á có đặc điểm gì nổi bật ? Sự ảnh hưởng của khí hậu gió mùa tới sông ngòi và cảnh quan tự nhiên như thế nào ?
3.Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV chiếu một số hình ảnh trang phục của Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam.
- Bước 2: HS đoán tên trang phục các nước
- Bước 3: GV công bố đáp án. HS tự chấm và báo cáo kết quả.
Yêu cầu HS nhận xét, so sánh về sự khác nhau – tương đồng về trang phục giữa các nước.
- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam Á (10 phút)
* Mục tiêu
- Học sinh trình bày được những đặc điểm cơ bản về dân cư khu vực Đông Nam Á.
- Tính được mật độ dân số.
- So sánh quy mô dân số nước ta với các nước trong khu vực.
- Nhận xét sự phân bố dân cư của Đông Nam Á.
- Đánh giá tác động của dân số đến phát triển kinh tế - xã hội các nước
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm/kỹ thuật khăn trải bàn.
- Vấn đáp, cặp đôi
* Phương tiện
- Biểu đồ dân số
- Bản đồ phân bố dân cư
- Phiếu học tập
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: GV nêu yêu cầu hoạt động, cung cấp các tư liệu:
+ Bảng số liệu dân số, diện tích các nước
+ Tháp dân số một số nước lớn như Indonesia, Việt Nam, Phi – lip – pin, Thái Lan, Malaysia
+ Lược đồ phân bố dân cư
Bước 2: HS hoàn thành thông tin nhận xét, đánh giá trong 5 phút.
- Bước 3: GV gọi HS báo cáo vòng tròn, bổ sung cho nhau
- Bước 4: GV nhận xét chung, khen ngợi các nhóm, ghi một số thông tin lên bảng/đối chiếu đáp án trên slide
- Bước 5: Thực hiện kĩ thuật Khăn trải bàn với câu hỏi thảo luận:
+ Với dân số đông và mật độ cao như vậy ở Đông Nam Á sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến phát triển kinh tế, xã hội hiện nay?
+ GV đánh giá chung, kết luận. HS tự ghi ảnh hưởng từ việc bổ sung thông tin và phần ghi chép của nhóm
+ HS báo cáo điểm số thu hoạch được.
- Bước 6: GV tổng kết chung và chuyển ý 1. Đặc điểm dân cư
- Dân số đông: 663,3 triệu người - Năm 2019 (8,6% dân số thế giới).
- Mật độ dân số cao: 153 người/ km2, gấp gần 3 lần TG.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên nhanh: 1,1%/ năm
- Ngôn ngữ được dùng phổ biến trong khu vực là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.
→ Ngôn ngữ bất đồng gây khó khăn trong giao lưu kinh tế, văn hóa.
- Phân bố dân cư không đều.
+ Tập trung ở các đồng bằng châu thổ, các thành phố và vùng ven biển.
+ Sâu trong nội địa phần bán đảo và các đảo dân cư tập trung ít hơn
HOẠT ĐỘNG 2: Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á (15 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm xã hội cơ bản của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn do đặc điểm xã hội tạo ra.
- Phát triển các kĩ năng giao tiếp, hợp tác và thuyết trình và sáng tạo trong học tập.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Nhóm/cặp
- Sơ đồ tư duy
* Phương tiện
- Biểu đồ dân số
- Bản đồ phân bố dân cư
- Hình ảnh/clip đặc trưng về văn hóa xã hội các nước
- Máy chiếu
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
GV chia nhóm:
-Bước 1: Đọc đoạn đầu mục 2 SGK và kết hợp hiểu biết của bản thân
-Bước 2:Tổ chức thảo luận nhóm:
+Nhóm1: Những nét tương đồng và riêng biệt trong sản xuất và sinh hoạt của các nước ĐNÁ
+Nhóm2:Cho biết ĐNÁ có bao nhiêu tôn giáo?Phân bố ? Nơi hành lễ các tôn giáo như thế nào
+Nhóm3:Vì sao lại có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất của người dân các nước ĐNÁ
-Bước 3:Các nhóm thảo luận,
-Bước 4: Đại diện từng nhóm trìng bày, nhóm khác bổ sung,
-Bước5: GV chuẩn xác kiến thức
-Vì sao khu vực ĐNÁ bị nhiều đế quốc thực dân xâm lược? (Giàu tài nguyên thiên nhiên, sản xuất nhiều nông sản nhiệt đới, vị trí cầu nối có giá trị chiến lược kinh tế quân sự giữa các Châu lục và đại dương .
-Trước chiến tranh thế lần 2 ĐNÁ bị các đế quốc nào xâm chiếm? Các nước giành ñộc lập trong thời gian nào?
-Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư có sự tương đồng và đa dạng trong xã hội các nước ĐNÁ tạo thuận lợi và khó khăn gị hợp tác giữa các nước
+Lưu ý:Hiện nay trong đời sống và xã hội các nước ĐNÁ, bệnh AIDS không chỉ còn trong lĩnh vực y tế nó đã trở thành vấn nạn của nền KT – XH mỗi nước, nếu không kịp ngăn chặn sẽ làm tổn hạn các thành quả KT của các nước trong khu vực 2.Đặc điểm xã hội
-Các nước ĐNÁ có cùng nền văn minh lúa nước trong môi trường nhiệt đới gió mùa, là cầu nối giữa đất liền và hải đảo nên phong tục tập quán có nét tương đồng và có sự đa dạng trong văn hoá của từng dân tộc
-Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng giành ñộc lập dân tộc .
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoàn thành bảng và nối cột A với cột B.
Cột A Cột B
1. Nét tương đồng trong sinh hoạt a. Cùng trồng lúa nước
2. Nét khác biệt trong phong tục tập quán, tín ngưỡng và thể chế chính trị b. Đa số người Ma-lai-xi-a, In-do-ne-xi-a theo đạo Hồi
c. Mi-an-ma, Lào, Thái, Campuchia theo đạo Phật
d. Đa số dân Philippin theo đạo Ki – tô giáo và Hồi
e. Đa số người Việt theo đạo Phật, đạo Ki-tô và các tín ngưỡng địa phương
f. Đa số có thể chế chính trị quân chủ lập hiến và cộng hòa.
g. Nguồn lương thực chính là lúa gạo
h. Dùng trâu, bò làm sức kéo
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Tìm hểu nền văn hóa của Thái Lan, Lào qua các hình ảnh, tư liệu. Sau đó viết thành bài thuyết minh.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị bài 16:
+Các nước ĐNÁ có những diều kiện thuận lợi gì ñể phát triển KT
+Vì sao nói nền kinh tế các nước ĐNÁ phát triển khá nhanh song chưa vững chắc.
+Nhận xét tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam so với các nước ĐNÁ, qua đó đánh giá khả năng phát triển bền vững của kinh tế nước ta.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 8, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.