Giáo án VNEN bài Địa hình, khoáng sản Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Địa hình, khoáng sản Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 24: Tiết

ĐỊA HÌNH, KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình VN
  • Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa
  1. Kỹ năng:
  • Nhận biết được nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta qua các giai đoạn địa chất.
  • Rèn luyện được kĩ năng đọc bản đồ địa hình, khoáng sản, phân tích lát cắt địa hình VN
  1. Thái độ:
  • Có ý thức bảo vệ môi trường
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Sống tự chủ, trách nhiệm.
  • Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, tự nhận thức- tự học, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, tính toán, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh...

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Tìm hiểu đặc điểm chung địa hình Việt Nam

+ Khám phá đặc điểm các khu vực địa hình

+ Tìm hiểu đặc điểm và vấn đề khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản nước ta.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: nêu-giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, gợi mở, sử dụng bản đồ và tranh ảnh, sơ đồ tư duy....

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo án:

+ Đồ dùng: Máy chiếu, lược đồ như SHD.

+ Phiếu học tập.

+ Một số bảng phụ (Kèm giáo án PP)

  1. Học sinh:

- Đọc trước bài học.         

- Hoàn thành một số phiếu (theo mẫu) và bảng phụ.    

 - Chuẩn bị trước mục B.

V.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

- GV: gọi HS đọc yêu cầu mục A

- HS: hoạt động chung, cá nhân- trình bày hiểu biết của bản thân

+ Các kiểu loại địa hình của nước ta: đồng bằng, miền núi, gò đồi, sơn nguyên, địa hình ven biển.

+ Trình bày về 1 dạng địa hình.

Dẫn dắt:

Đất nước ta có lịch sử phát triển qua hàng trăm triệu năm, cấu trúc địa chất phức tạp. Nước ta lại nằm ở khu vực giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn của thế giới là Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Điều đó có ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản của nước ta như thế nào? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ……

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung địa hình Việt Nam.

 

* HS hoạt động nhóm:

 

- GV : gọi HS đọc thông tin – SHD/ 69.

+ Chiếu nội dung hoạt dộng nhóm theo bảng tr 69.

+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm.

+ Gọi trình bày, nhận xét, bổ sung.

HS hoàn thiện nội dung.

 

- GV : chốt.

Đặc điểm chung của địa hình nước ta

Thông tin để chứng minh

 

 

 

 

 

 

* Tích hợp  GDBVMT

? Con người còn tạo ra những dạng địa hình nào nữa-? Em có suy nghĩ gì?

? Con người đã tác động và làm thay đổi ĐH theo những chiều hướng nào?

? Địa hình nước ta chịu tác động của những yếu tố nào?

 

 

 - GV gọi HS đọc thông tin – SHD/ 70,71.

- Chiếu nội dung hoạt động nhóm theo bảng tr 70.

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.

Khu vực

Vị trí

Đặc điểm nổi bật về địa hình

Vùng núi Đông Bắc

 

 

Vùng núi Tây Bắc

 

 

Vùng núi Trường Sơn Bắc

 

 

Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam

 

 

- Gọi trình bày, nhận xét, bổ sung.

- GV chốt.

1.Tìm hiểu đặc điểm chung địa hình Việt Nam.

 

 

(Nội dung theo kết quả phiếu học tập số 1).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Địa hình Việt Nam luôn biến đổi sâu sắc do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.

 

 

 

 

 

 

 

2. Khám phá đặc điểm các khu vực địa hình.

a. Khu vực đồi núi.

(Nội dung theo kết quả phiếu học tập số 2).

 

* Kết quả phiếu HT số 1:

Đặc điểm chung của địa hình nước ta

Thông tin để chứng minh

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình nước ta.

(HS xác định+ Chỉ trên bản đồ)

- Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp

- Tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông dài 1400 km.

- Đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ, bị ngăn cách thành nhiều khu vực

 

Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp

 

- Vận động tạo núi ở giai đoạn tân kiến tạo địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Sự phân bố của các bậc địa hình như đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa thấp dần từ nội địa ra tới biển, trùng với hướng TB-ĐN

- Hướng ĐH: TB - ĐN

Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

 

- Khí hậu

+ MT nóng ẩm, gió mùa-> đất đá phong hoá mạnh mẽ

+ Mưa lớn và tập trung: địa hình bị xói mòn, xâm thực; ĐH Cacxtơ NĐ độc đáo, nhiều hang động

- Địa hình nhân tạo do con người tạo nên: hầm, đê, đập, kênh, hồ.

* Kết quả phiếu HT số 2- Tìm hiểu khu vực đồi núi:

 

Khu vực

Vị trí

Đặc điểm nổi bật về địa hình

Vùng núi Đông Bắc

Tả ngạn Sông Hồng từ dãy núi con voi

-> đến vùng núi ven biển Quảng Ninh

 

+ Là vùng đồi núi thấp với những cánh cung lớn.

+ Có địa hình Cacxtơ phổ biến

 

Vùng núi Tây Bắc

Nằm giữa sông Hồng và sông Cả

+ Là vùng núi và sơn nguyên cao nhất, theo hướng TB- ĐN

+ Có các ĐB nhỏ nằm giữa

 

Vùng núi Trường Sơn Bắc

sông Cả - Núi Bạch Mã

+ Là vùng núi thấp

+ 2 sườn không đối xứng

+ Có nhiều nhánh đâm ra biển

 

Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.

Dọc dãy Trường Sơn Nam

+ Là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ

+ Có lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên.

 

TIẾT 2

 

 

 

 

* HS hoạt động cá nhân:

- GV :

+ Gọi HS đọc thông tin – SHD/ 72, quan sát H 2 và H3, H4.

+ Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động chung theo yêu cầu (1) ; (2)

- HS: hoàn thiện nội dung

- GV: Gọi trình bày, nhận xét, bổ sung.

- GV : chốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: định hướng hoạt động cặp đôi

? Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ, hẹp và kém phì nhiêu?

- HS: hoạt động cặp - Trao đổi, trình bày, nhận xét.

 

 

- GV : chốt.

 

 

 

* HS hoạt động chung:

- GV: gọi HS đọc thông tin mục c.

? Địa hình bờ biển nước ta bao gồm những dạng chủ yếu nào? Trình bày đặc điểm, thuận lợi?

 

 

- GV: chốt.

 

 

 

? Nơi em đang sinh sống thuộc dạng địa hình nào? Trình bày dặc điểm và nêu ý nghĩa của dạng địa hình đó?

( Mục D/ 75)

- HS: hoạt động cặp đôi- thảo luận, trình bày, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- GV: chốt.

2. Khám phá đặc điểm các khu vực địa hình.

a. Khu vực đồi núi.

b. Khu vực đồng bằng.

- Đồng bằng nước ta chia ra: đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn và các đb duyên hải Trung Bộ.

ĐB châu thổ hạ lưu của sông  lớn

* ĐB sông Cửu Long

HS hoạt động cặp đôi

 S: 40000km2, cao 2m-3m so với mực nước biển

- không có đê ngăn lũ.

=> Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng bị ngập úng sâu và khó thoát nước.

* ĐB sông Hồng

- S: 15000 km2

- Có đê ngăn lũ

=> các cánh đồng ngoài đê:

+ thành những ô trũng, thấp hơn mực nước ngoài đê

+ không còn được bồi đắp thường xuyên.

Đồng bằng duyên hải Trung bộ

- Đồng bằng hình thành là do phù sa các con sông bồi đắp, miền Trung các con sông thường có độ dốc lớn tốc độ dòng chảy cao nên phù sa khó lắng, một phần nữa các con sông miền Trung ngắn, bắt nguồn trên núi đá Trường Sơn nên nước trong, độ phù sa thấp. Vì vậy đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp, kém phì nhiêu.

c. Địa hình bờ biển & thềm lục địa

* Bờ biển

- Dài 3260 km từ Móng Cái tới Hà tiên

=> thuận lợi:

+ cho rừng ngập mặn phát triển và hoạt động nuôi trồng thủy sản

+ cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển(  xây dựng cảng nước sâu, du lịch, đánh bắt thủy sản

* Thềm lục địa

- Mở rộng tại BB và NB với độ sâu 100m.

 

* Nơi em đang sinh sống là dạng địa hình đồng bằng châu thổ.

- Đặc điểm:

- Ý nghĩa:

+ Là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi nên con người tập trung sinh sống từ lâu đời.

+ Thuận lợi cho các hoạt động kinh tế: nông nghiệp- đặc biệt trông lúa nước; hoạt động công nghiệp, dịch vụ (giao thông, du lịch, thương mại…)

 

TIẾT 3

Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm và vấn đề khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản nước ta.

 

 

 

- GV :

+ Gọi HS đọc thông tin – SHD/ 73, quan sát H5

+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm theo yêu cầu SHD/ 73

+ Gọi trình bày, nhận xét, bổ sung.

- HS:  hoạt động nhóm- thảo luận, trình bày, xác định trên lược đồ, nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV chốt.

3. Tìm hiểu đặc điểm và vấn đề khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản nước ta.

* Chứng minh:

- Có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại KS

- Phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ

- Trữ lượng lớn: than, dầu khí, apatit, đá vôi.. phân bố:....

=> K/sản là tài nguyên quan trọng để phát triển đất nước nhưng là loại tài nguyên không thể phục hồi

* Phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và hiệu quả vì:

- Hiện trạng: ( thực tế)

+ khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí, một số KS có nguy cơ cạn kiệt

+ Việc khai thác, vận chuyển, chế biến k/s ở 1 số vùng gây ô nhiễm MT

- Hậu quả: làm cạn kiệt KS, ô nhiễm MT, thu hẹp S rừng, nguy hại sức khoẻ con người

(- Nguyên nhận: quản lí lỏng lẻo, khai thác không có kế hoạch, trình độ KHKT lạc hậu).

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: trực quan, luyện tập và thực hành., thảo luận nhóm.

- Thời gian:

- GV:

+ Yêu cầu HS quán át lát cắt trang 75; đọc yêu cầu mục C.1.

+ Yêu cầu HS hoạt động chung, trả lời các câu hỏi theo SHD.

+Trình bày các dạng địa hình lát cắt đi qua và mô tả về địa hình đó (thời gian 1 phút).

+ Định hướng hoạt động nhóm

? Tìm hiểu sự hình thành của các dạng địa hình: Cacxto, cao nguyên ba dan, đồng bằng phù sa?

- HS: hoạt động nhóm- thảo luận, thống nhất, trình bày, nhận xét.

+ Hoàn thiện nội dung

+ Bài tập luyện tập:

Bài 1:

* Từ dãy Bạch Mã đến Phan Thiết có các dạng địa hình:

- Núi, sông, các cao nguyên, đồng bang, biển.

 (HS mô tả về các dạng địa hình này dựa trên kiến thức đã học).

- Các loại đá dọc theo lát cắt: Granits và biến chất – trên núi, đồi; đá ba dan trên các cao nguyên; đá trầm ở địa hình đồng bằng ven biển.

Bài 2:

- Địa hình Cácxtơ: là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Hiện tượng độc đáo này được hình thành trong các núi hay cao nguyên đá vôi do tác động của nước ngầm. Nước mưa có thể thấm vào các kẽ, các khe, khoét mòn đá tạo thành các hang động rộng và dài trong khối núi. Ở nước ta có động Phong Nha (Quảng Bình), động Tam Thanh (Lạng Sơn)- Do nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên địa hình Cácxtơ. 

- Địa hình đồng bằng phù sa mới: Đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. 

- Địa hình cao nguyên ba dan: Hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu

+ Bài báo cáo trên giấy A4 theo nội dung SHD yêu cầu.

 

  1. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Chuẩn bị bài 25: Khí hậu Việt Nam - mục B1; 2; đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu theo SHD.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 8, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.