BÀI 19. BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG
1. GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG
Biểu đồ đoạn thẳng:
+ Trục ngang: biểu diễn thời gian.
+ Trục đứng: biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm.
+ Điểm: biểu diễn giá trị của đại lượng tại 1 thời điểm.
Hai điểm liên tiếp nối với nhau bằng một đoạn thẳng.
+ Tiêu đề: thường dòng trên cùng.
Ví dụ:
Luyện tập 1:
a) Tên biểu đồ: “Thứ hạng của bóng đá nam Việt Nam”.
Trục ngang: biểu diễn thời gian (năm).
Trục đứng: biểu diễn thứ hạng.
b) Mỗi điểm biểu diễn thứ hạng của bóng đá nam Việt Nam ở năm tương ứng theo bảng xếp hạng của Liên đoàn Bóng đá thế giới.
2. ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG
HĐ1:
Năm |
1979 |
1989 |
1999 |
2009 |
2019 |
Số dân (triệu người) |
54,7 |
64,4 |
76,3 |
85,8 |
96,2 |
HĐ2:
Số dân Việt Nam tăng qua các năm.
Nhận xét:
Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng ta đang quan tâm theo thời gian.
Ví dụ 1 (SGK – tr102)
Chú ý:
Độ dốc của biểu đồ đoạn thẳng cho biết tốc độ tăng của đại lượng được biểu diễn trong biểu đồ.
Luyện tập 2:
a) Năm 2018 có 15,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
b) Từ 2015 đến 2019 số lượt khách quốc tế đến Việt Nam có xu thế tăng.
c) Năm 2020 do đại dịch Covid – 19 nên số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh.
Ví dụ 2 (SGK – tr102)
Chú ý:
Người ta biểu diễn nhiều bộ số liệu trên cùng một biểu đồ để dễ so sánh.
Luyện tập 3:
- Từ năm 2016 đến năm 2020, tỉ lệ HS biết bơi ở cả hai tỉnh đều có xu thế tăng.
- Tỉ lệ HS biết bơi ở tỉnh A tăng nhanh hơn vì đường màu xanh đi lên nhanh hơn.
3. VẼ BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG
Thực hành (SGK – tr103)
Luyện tập 4:
Thử thách nhỏ:
Nên chọn biểu đồ D.
Chú ý:
Một biểu đồ đoạn thẳng có thể không bắt đầu từ gốc 0