1. TIÊN ĐỀ EUCLID VỀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
Hoạt động 1: Cho trước đường thẳng a và một điểm M không nằm trên đường thẳng a. (H.3.31).
- Dùng bút chì vẽ đường thẳng b đi qua M và song song với đường thẳng a.
- Dùng bút màu vẽ đường thẳng c đi qua M và song song với đường thẳng a.
Em có nhận xét gì về vị trí của hai đường thẳng b và c?
Hướng dẫn giải:
Nhận xét : Đường thẳng c và d là trùng nhau
Luyện tập 1: Phát biểu nào sau đây diễn đạt đúng nội dung của Tiên đề Euclid?
(1) Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng a. Đường thẳng đi qua M và song song với a là duy nhất.
(2) Có duy nhất một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
(3) Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a, có ít nhất một đường thẳng song song với a.
Hướng dẫn giải:
Phát biểu đúng là (1).
2. TÍNH CHẤT CỦA HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
Hoạt động 2: Vẽ hai đường thẳng song song a,b. Kẻ đường thẳng c căt đường thẳng a tại A và cắt đường thẳng b tại B. Trên Hình 3.34:
a. Em hãy đo một cặp góc so le trong rồi rút ra nhận xét.
b. Em hãy đo một cặp góc đồng vị rồi rút ra nhận xét.
Hướng dẫn giải:
Gọi $\widehat{B_{2}}$là góc đối đỉnh với $\widehat{cBb}$
a. Đo cặp góc so le trong $\widehat{B_{2}}$ và $\widehat{cAa}$ ta sẽ có $\widehat{B_{2}}$ = $\widehat{cAa}$
b. Đo cặp góc đồng vị $\widehat{cAa}$ và $\widehat{cBb}$ ta có : $\widehat{cAa}$ = $\widehat{cBb}$
Luyện tập 2:
1. Cho Hình 3.36, biết MN//BC,$\widehat{ABC}=60^{\circ}$, $\widehat{MNC}=150^{\circ}$. Hãy tính số đo các góc BMN và ACB.
2. Cho Hình 3.37, biết rằng xx’//yy’ và zz’ ⊥
xx’. Tính số đo góc ABy và cho biết zz’ có vuông góc với yy’ không
Hướng dẫn giải:
1.
- Vì $\widehat{AMN}$ và $\widehat{ABC}$ là 2 góc đồng vị => $\widehat{AMN} = $\widehat{ABC}$ =$60^{\circ}$
- Lại có $\widehat{AMN}$ và $\widehat{BMN}$ là 2 góc kề bù => $\widehat{AMN}$ + $\widehat{BMN}$ = $180^{\circ}$=> $\widehat{BMN}$= $180^{\circ}$- $\widehat{AMN}$= $180^{\circ}$- $60^{\circ}$ = $120^{\circ}$
Tương tự :
$\widehat{ANM}$ và $\widehat{ACB}$ là 2 góc đồng vị => $\widehat{ANM} = $\widehat{ACB}$ .
Mặt khác $\widehat{ANM}$ và $\widehat{MNC}$ là 2 góc kề bù => $\widehat{ANM}$ + $\widehat{MNC}$ = $180^{\circ}$
=>$\widehat{ACB}$ + $\widehat{MNC}$ = $180^{\circ}$=> $\widehat{ACB}$= $180^{\circ}$- $\widehat{MNC}$ = $180^{\circ}$ - $150^{\circ}$ = $30^{\circ}$
2. Vì xx’//yy’ nên $\widehat{x'AB}$ = $\widehat{ABy}$ ( 2 góc so le trong)
Mà zz’⊥ xx’ nên $\widehat{x'AB}$ = $90^{\circ}$ => $\widehat{ABy}$ = $90^{\circ}$ => zz’⊥ yy’
Bài tập & Lời giải
Bài 3.17 trang 53 toán 7 tập 1 KNTT
Cho Hình 3.39, biết rằng mn//pq. Tính số đo các góc Mhk, VHn.
Xem lời giải
Bài 3.18 trang 53 toán 7 tập 1 KNTT
Cho Hình 3.40:
a) Giải thích tại sao Am//By.
b) Tính $\widehat{CDm}$
Xem lời giải
Bài 3.19 trang 54 toán 7 tập 1 KNTT
Cho Hình 3.41:
a. Giải thích tại sao xx’//yy’.
b. Tính số đo góc MNB.
Xem lời giải
Bài 3.20 trang 54 toán 7 tập 1 KNTT
Cho Hình 3.42, biết rằng Ax//Dy, $\widehat{A}$= $90^{\circ}$,$\widehat{BCy}$= $50^{\circ}$. Tính số đo các góc ADC và ABC.
Xem lời giải
Bài 3.21 trang 54 toán 7 tập 1 KNTT
Cho Hình 3.43. Giải thích tại sao:
a. Ax’ // By
b. By ⊥ HK
Xem lời giải
Bài 3.22 trang 54 toán 7 tập 1 KNTT
Cho tam giác ABC. Vẽ đường thẳng a đi qua A và song song với BC. Vẽ đường thẳng b đi qua B và song song với AC. Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng a, bao nhiêu đường thằng b? Vì sao?
Xem lời giải
Bài 3.23 trang 54 toán 7 tập 1 KNTT
Cho Hình 3.44. Giải thích tại sao:
a. MN//EF
b. HK//EF
c. HK//MN