Giáo án VNEN bài Sự hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Sự hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Bài: 16 - Tiết: 25,26,27,28,29:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
LÝ, TRẦN, HỒ (THẾ KỈ XI – ĐẦU THẾ KỈ XV)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hoàn cảnh về việc thành lập nhà Lý cùng với việc dời đô về Thăng Long
- Nguyên nhân, ý nghĩa.
- Miêu tả những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục thời lí cuối thời Lý. Các giai tầng trong xã hội những thành tựu văn hóa tiêu biểu.
- Tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội, chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Lý.
- Kể về một số nhân vật lịch sử và công trình kiến trúc tiêu biểu.
- Trình bày những nét chính về chính trị kinh tế xã hội cuối thời Lý dẫn tới sự sụp đổ của triều đại nhà Lý sụp đổ và nhà Trần thành lập. Nhà Trần đã làm gì sau khi thành lập.
- Giải thích sự sụp đổ của nhà Trần. Nhà Hồ được thành lập.
- Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, đói kém. Sau khi lên ngôi Hồ Quý Ly cho thi hành nhiều chính sách cải cách để chấn hưng đất nước.
2. Kĩ năng:
- Lập bảng, biểu thông kê, hệ thống các sự kiện trong khi học bài.
- Bồi dưỡng kĩ năng lập biểu đồ, sơ đồ.
3. Thái độ:
- Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt
- Ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Tái hiện sự kiện hiện tượng nhân vật. Xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa.
- Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử. Thể hiện thái độ xúc cảm hành vi.
- Vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những tình huống thực tiễn. Sử dụng ngôn ngữ lịch sử để thể hiện chính kiến của mình.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Sự ra đời của nhà Lý.
+ Luật pháp, quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý
+ Nhà Trần được thành lập như thế nào.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Bản đồ Việt Nam.
- Sơ đồ (trống) tổ chức hành chính nhà nước.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động: Đọc đoạn thông tin sách hướng dẫn và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc đến trong đoạn trích?
+ GV: tổ chức HS hoạt đông cá nhân
+ HS: Chỉ vị trí Thăng Long địa thế thuận lợi cho việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
? Quan sát hình 1. Em biết gì về lễ hội này?
- Lễ hội Đền Trần được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hằng năm, tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ 14 vị vua nhà Trần. Ngoài ra, lễ hội đền Trần còn có cả lễ hội lớn được mở vào 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hằng năm với nghi thức lễ rước từ các đền xung quanh về dâng hương và tề tựu ở đền Thiên Trường và Cố Trạch.
? Trình bày hiểu biết của em về triều đại nhà Trần?
- Nhà Trần là một triều đại quân chủ phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này khởi đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225 sau khi được vợ là Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi. Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước xung quanh. quân đội tinh nhuệ là nền tảng lớn khiến quân đội nhà Trần 3 lần đánh bại quân đội Mông Nguyên hùng mạnh bấy giờ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
Hoạt động của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ra đời của nhà Lý
? Tình hình chính trị cuối Tiền Lê như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm đôi
GV: Sau khi Lê Hoàn mất thái tử Long Việt lên ngôi được 3 ngày thì bị Long Đĩnh giết chết – Long Đĩnh tự xưng làm vua. Đây là tên vua càn rỡ, râm đãng, tàn bạo khiến trong ngoài ai cũng căm giận. Nhà vua thường lấy sự giết người làm trò chơi: bắt tù nhân lấy rơm tẩm dầu quấn vào người đốt sống, bắt trèo lên cây rồi ở dưới sai người chặt gốc, bỏ người vào sọt thả xuống sông, lấy mía để lên đầu nhà sư róc vỏ rồi vờ nhỡ tay bổ dao vào đầu cho chảy máu rồi cười...

? Lý Công Uẩn là người như thế nào ? (có đức-uy tín)
Lý Công Uẩn người châu Cổ Pháp (Từ Sơn – Bắc Ninh). Thuở nhỏ làm con nuôi nhà sư Lý Văn Khánh, theo học ở chùa Lục Tổ của nhà sư Vạn Hạnh. Sau đó làm quan cho nhà Lê, giữ đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư. Ông là người có học, có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.
? Sau khi lên ngôi Lý Công Uẩn làm gì?
? Đại La là nơi như thế nào ? Vì sao nhà Lý lại rời đô về Đại La?
=> Địa hình thuận lợi và là nơi tụ họp của bốn phương.
GV: Chỉ vị trí Hoa Lư và Thăng Long trên bản đồ tìm hiểu vị trí, địa thế thuận lợi cho việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
? Nhà Lý đã xây dựng thành Thăng Long như thế nào?
? Việc rời đô nói lên ước nguyện gì của ông cha ta?
+ Xây dựng đất nước giàu mạnh
+ Khẳng định ý chí tự cường dân tộc.
? Lý Công Uẩn còn làm gì ?
GV: Treo sơ đồ trống – giúp HS điền vào bằng các câu hỏi gợi ý.
? Nêu bộ máy nhà nước ?
+ Chính quyền trung ương
Vua

Quan đại thần

Quan văn Quan võ

+ Chính quyền địa phương

24 Lộ, phủ

Huyện

Hương, xã
GV: Giảng các sơ đồ, Đó là chính quyền quân chủ nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân giữa vua và dân chưa phải là đã xa lắm Nhà Lý luôn coi dân là góc rễ sâu bền.
GV: Thời Lý, khi một hoàng tử được chọn nối ngôi phải ra ngoài thành sống để tìm hiểu người dân; đặt chuông trước điện Long Trì để người dân có oan ức đánh kêu oan
? Ý nghĩa những việc làm trên ?
=> Xây dựng chính quyền quân chủ nhưng luôn quan tâm đời sống người dân và coi dân là gốc rễ lâu bền.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về pháp luật, quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý.
? Ở các triều đại Ngô-Đinh-Tiền Lê đã có bộ luật nào được ban hành chưa ?
GV: 1042 bộ luật đầu tiên của nước ta ra đời

? Nêu những hiểu biết của em về bộ luật này ?
GV: Nêu một số nét chính: bộ luật gồm 3 quyển quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, bảo vệ tài sản của người dân nghiêm khắc cấm việc giết mổ châu bò bảo vệ sản xuất nông nghiệp người phạm tội bị sử phạt nghiêm khắc- đến nay bộ luật này không còn nữa.

? Bộ luật có ý nghĩa như thế nào ?
=> Ổn định xã hội, bảo vệ......
? Luật pháp thời Lý như thế nào ?
=> Chú ý phát triển sản xuất và quyền lợi của nhân dân, nghiêm cấm mổ trộm trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, người phạm tội bị xử phạt nghiêm khắc...
? Quân đội nhà Lý được tổ chức như thế nào ?
HS: Quan sát bảng phân chia sgk

? Nêu cách tuyển chọn và nhiệm vụ của hai loại quân?
?So sánh với tổ chức quân đội thời Đinh-Tiền Lê?
=> Cùng có hai loại quân nhưng nhà Lý tổ chức chặt chẽ hơn, nhiệm vụ rõ ràng nặng nề hơn
? Nhà Lý thi hành chính sách gì trong quân đội?
=>Gửi binh ở nhà nông => vừa tạo quân đội mạnh vừa sản xuất

HS: Đọc sgk về trang bị vũ khí:
+ Có các loại binh chủng: Bộ-thuỷ-kỵ-tượng.
+ Vũ khí: giáo, mác, cung, nỏ, máy bắn đá.

GV: Treo bản đồ VN thời Lý -Trần cho HS thấy:
+ Vùng biên giới phía Bắc và Tây Bắc nước ta có các lộ: Lạng Châu-Tuyên Hoá-Quy Hoá-Đà Giang...là nơi cư trú của các dân tộc ít người, họ có nhiều công trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi lên ngôi Lý Công Uẩn chủ trương gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng, đồng thời người nào có ý định tách khỏi Đại Việt sẽ bị trấn áp.
? Em suy nghĩ gì về chủ trương này.
=> Tạo khối đoàn kết toàn dân, củng cố thống nhất quốc gia.
? Chính sách đối ngoại của nhà Lý như thế nào?
=> Mở rộng quan hệ, tạo điều kiện cho nhân dân ĐV qua lại buôn bán, kiên quyết chống lại những cuộc xâm lấn của nước ngoài.
GV: Dùng lược đồ ĐV chỉ vị trí của nước ta với Chăm-pa, Chân Lạp, Tống => ý thức giữ gìn mối hoà hiếu láng giềng.
? Mục đích của chính sách đối ngoại?
? So sánh chính sách của triều Lý với các triều đại trước?
=> Vừa mềm dẻo vừa kiên quyết.

Hoạt động 3: Tìm hiểu nhà Trần được thành lập như thế nào?
HS: chú ý thông tin sgk
? Nhà Lý thành lập năm nào?
- Năm 1009
GV: Trải qua 8 đời vua, đến đời thứ 9 nhà Lý ngày càng suy yếu
? Nguyên nhân suy yếu?
GV: Đời thứ 8-Lý Huệ Tông chỉ sinh được con gái và mắc bệnh cuồng nên nhường ngôi cho con gái Lý Chiêu Hoàng ->các đại thần tranh chấp quyền hành, quan lại bóc lột nhân dân...
? Hậu quả của các việc làm trên?
=> Dân nghèo phải bán con làm nô tì cho nhà giàu hay bỏ vào chùa kiếm sống, nạn trộm cướp, bán vợ ...
Các thế lực địa phương đánh giết lẫn nhau, chống lại triều đình; một số nước phía nam thỉnh thoảng đem quân cướp phá Đại Việt.
? Trước tình hình đó nhà Lý phải làm gì?
=> Dựa vào thế lực họ Trần để chống lại lực lượng nổi loạn
GV: Nhân cơ hội nhà Trần buộc vua Lý nhường ngôi cho Trần Cảnh (chồng Lý Chiêu Hoàng)
HS: Đọc in nghiêng.
? Vậy nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?
- Triều đình – nhân dân – xã hội
? Việc nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh này có ý nghĩa gì?
=> Cần thiết trong hoàn cảnh lịch sử lúc ấy
GV: Sau khi thành lập, nhà Trần tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước.
? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần?
+ Chính quyền Trung ương:
Vua
(Thái thượng hoàng)

Quan văn Quan võ

+ Chính quyền địa phương:
An phủ sứ (lộ)

Tri phủ (phủ)

Tri châu-Tri huyện (châu-huyện)

Xã quan (xã)
GV: Giải thích: Đứng dầu triều đình là vua, các vua thường truyền ngôi sớm cho con và xưng là Thái thượng hoàng. Các chức đại thần văn võ do người họ Trần nắm giữ; cả nước chia làm 12 lộ; người đứng đầu xã do dân bầu.
? Nhận xét tổ chức hệ thống quan lại thời Trần?
=> Theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền có quy củ và đầy đủ hơn
GV: Còn đặt thêm các cơ quan: quốc sử viện, thái y viện, tông nhân phủ...; và thêm các chức quan: hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ (mọi người đi khai hoang)
? So với bộ máy thời Lý, thời Trần có điểm gì khác?
+ Thái thượng hoàng giúp việc cho vua
+ Các chức quan đại thần đều do người trong họ nắm
+ Đặt thêm một số chức quan, cơ quan trông coi sản xuất.
+ Chia cả nước làm 12 lộ
GV: Kết luận: Những điều trên chứng tỏ chế độ tập quyền thời Trần được củng cố hơn thời Lý.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về pháp luật và quân đội thời Trần.
GV: Nhà Trần rất chú trọng sửa sang luật pháp và ban hành bộ luật mới Quốc triều hình luật (trước gọi là Quốc triều thông chế)
Giới thiệu bộ luật.
? Nhận xét Hình luật thời Trần so với Hình thư thời Lý?
=> Xác nhận và bv quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất =>Pháp luật xây dựng đầy đủ hơn, có thêm cơ quan thực hiện pháp luật.

? Vì sao khi mới thành lập nhà Trần quan tâm xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng
=> Nước ta luôn đứng trước nguy cơ ngoại xâm (nhất là thời đế quốc Mông Nguyên mở rộng xâm lược)

? Tổ chức quân đội thời Trần như thế nào?
+ Cấm quân: bảo vệ kinh thành, triều đình, chỉ chọn trai tráng ở quê hương nhà Trần
+ Quân các lộ: Ở đồng bằng gọi là chính binh, miền núi gọi là phiên binh
? Vì sao chỉ chọn người quê hương nhà Trần?
=> Tăng độ tin cậy trong bảo vệ triêù đình
? Nhận xét chính sách và chủ trương tuyển dụng quân đội?
+ Chủ trương: “quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”
+ Chính sách: Ngụ binh ư nông (tiếp tục chính sách triều Lý)
=> Lấy yếu thắng mạnh, phát huy sức đoàn kết toàn dân
GV: Nhân dân thời Trần chuộng võ nghệ, lò vật được mở khắp nơi - chứng minh H5- Nhận xét về trang bị vũ khí quân đội thời trần.
? Bên cạnh xây dựng quân đội, nhà Trần làm gì củng cố quốc phòng?
+ cử tướng giỏi nắm vị trí hiểm yếu
+ vua thường xuyên đi tuần tra việc phòng bị nơi này
? So sánh quân đội với thời Lý?
+ Giống: Quân đội chia 2 bộ phận, c/s “ngụ binh ư nông”
+ Khác: Cấm quân-người quê hương nhà Trần, chủ trương cốt tinh nhuệ không cốt đông
GV: Mối quan hệ vua quan và nhân dân thời Trần tuy có sự khác biệt nhưng chưa sâu sắc, vua vẫn để chuông ở thềm điện cho nhân dân kêu oan. Những khi vua đi thăm địa phương nhân dân có thể đón rước hoặc mời vua dừng lại xem một vụ kiện oan...

Hoạt động 5: Tìm hiểu sự thành lập nhà Hồ và những cải cách về chính trị, quân sự của Hồ Qúy Ly.

GV: Đọc thầm đoạn trong mục 1.
? Cuối thế kỉ XIV: Các cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ đã chứng tỏ điều gì?
- Nhà Trần suy yếu
- Làng xã tiêu điều, dân đinh giảm sút
GV: Nhà Trần không đủ sức cai trị Hồ Quý Ly phế truất vua trần và lên ngôi vua
? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
(Trong hoàn cảnh nhà Trần suy sụp, xã hội khủng hoảng giặc ngoại xâm đe dọa) .
* GV: Xuất thân trong một gia đình quan lại, có hai người cô lấy vua, Hồ Quý Ly giữ chức vụ cao cấp nhất trong triều Trần (Đại Vương). Trước tình hình nhà Trần lung lay, ông quyết tâm thực hiện các biện pháp cải cách trên nhiều lĩnh vực.

* HS: chú ý từ "chính trị…giáng chức"
? Về mặt chính trị: Hồ Quý Ly đã thực hiện biện pháp nào?

? Tại sao Hồ Quý Ly lại bỏ quan lại họ Trần?
(Vì sợ họ lật đổ ngôi vị của Hồ Quý Ly).
- Ngoài ra ông còn đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quyết định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
- Cử các quan triều đình về thăm hỏi đời sống nông dân ở các lộ.
? Việc quan lại triều đình thăm hỏi đời sống nhân dân có ý nghĩa gì?
=> chứng tỏ đất nước dưới thời Hồ đã quan tâm tới đời sống nhân dân.

? Nhà Hồ đã đưa ra những chính sách gì về quân sự quốc phòng?
GV: Phân tích:
+ Về quốc phòng: Nhà Hồ đã thực hiện 1 số chính sách để đề phòng giặc ngoại xâm.
+ Giới thiệu hình: Di tích thành nhà Hồ (Thanh hoá).
? Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly?
(Sự kiên quyết bảo vệ đất nước).
* GV: Trong khoảng 6 - 7 năm Hồ Quý Ly tiến hành hàng loạt cải cách về mọi mặt đối với đất nước.
? Em có nhận xét gì về các cải cách trên?

GV: Khái quát mục tiêu cần đạt của bài. 1. Sự ra đời của nhà Lý.
* Bối cảnh ra đời nhà Lý
- 1005 Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi, cuối năm 1009 Lê Long Đĩnh qua đời.
- Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, lập ra nhà Lý.
- 1010 nhà Lý rời đô về Đại La và đổi tên là Thăng Long.
*Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Năm 1054 - Đổi tên nước là Đại Việt tiến hành xây dựng chính quyền quân chủ bằng cách tổ chức bộ máy nhà nc.
+ Chính quyền trung ương: Đứng đàu vua, dưới có quan đại thần và các quan ở hai ban văn võ.
+ Chính quyền địa phương: Cả nước chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyện là hương,xã.
2. Luật pháp, quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý
* Luật pháp:
- Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Ý nghĩa: Nhằm bảo vệ chính quyền quân chủ và quyền lợi của nhân dân.
* Quân đội:
- Quân đội thời Lí bao gồm 2 bộ phận: Cấm quân và Quân địa phương.
- Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”
- Quân đội có quân bộ và quân thủy
- Vũ khí có giáo mác, đao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá.
* Chính sách đối nội, đối ngoại:
- Chú trọng tạo khối đoàn kết toàn dân.
- Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Chăm –pa.
- Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ.
3. Nhà Trần được thành lập như thế nào.
- Cuối thế kỉ XII vua quan ăn chơi sa đoạ, không chăm lo đời sống nhân dân.
- Kinh tế khủng hoảng mất mùa, dân li tán.
- Nhân dân khổ cực nên nổi dậy đấu tranh.
- Nhà Lý phải dựa vào thế lực nhà Trần chống lại lực lượng nổi loạn
- 12/1226 nhà Lý nhường ngôi cho nhà Trần
=> Nhà Trần được thành lập.
- Bộ máy nhà nước thời Trần giống thời Lý nhưng được tổ chức chặt chẽ hơn, thực hiện chế độ thái thượng hoàng.

4. Pháp luật và quân đội thời Trần:
* Pháp luật:
- Ban hành bộ luật mới Quốc triều hình luật.
* Quân đội:
- Quân đội thời Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ, hương binh, quân của các vương hầu
- Quân đội tuyển theo chính sách “ngự binh ư nông”.. xây dựng tinh thần đoàn kết.
- Học tập binh pháp, luyện võ nghệ
- Cử tướng giỏi nắm vị trí hiểm yếu
5. Sự thành lập nhà Hồ và những cải cách về chính trị, quận sự của Hồ Quý Ly.
* Nhà Hồ thành lập
- Năm 1400 nhà Trần suy sụp - Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ.
* Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
- Chính trị:
+ Cải tổ hàng ngũ võ quan thay thế các qúy tộc Trần bằng những người không thuộc họ Trần.
* Quân sự - quốc phòng :
- Tăng quân số: Chế tạo nhiều loại súng mới.
- Phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố
* Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly
- Ổn định tình hình đất nước.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
Câu 1: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý - Trần.
* Sơ đồ bộ máy nhà nước Thời Lý:
Chính quyền trung ương: Chính quyền địa phương
* Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần
Chính quyền trung ương: Chính quyền địa phương
Câu 2 : Lập bảng trình bày những cải cách của Hồ Quý Ly.

Lĩnh vực Nội dung cải cách
Chính trị - Cải tổ hàng ngũ võ quan thay thế các qúy tộc Trần = những người không thuộc họ Trần
Quân sự - Tăng quân số: Chế tạo nhiều loại súng mới.
- Phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH.
Câu 1: Từ Thăng Long, khi Lý Công Uẩn định đô, đến Hà Nội ngày nay có sự phát triển như thế nào ?
- Phát triển văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống cổ kính
là một trong những nơi đông dân nhất và có nền kinh tế phát triển nhất Việt Nam
Câu 2: Chủ trương và việc làm của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi để lại bài học lịch sử gì đối với nước ta hiện nay?
- Để lại bài học vô cùng quý báu về sự đoàn kết các dân tộc, khích lệ tinh thần đấu tranh...
Câu 3: Những chủ trương của nhà Lý đối với các nước láng giềng để lại bài học gì đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biên giới, biển và hải đảo hiện nay?
- Kiên quyết bảo vệ tổ quốc bằng những biện pháp mềm dẻo, những kiên quyết trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc pháp luật quốc tế, kiên trì giải quyết mọi vấn đề bằng phương phát hòa bình, phát huy tinh thần đại đoàn kết, kêu gọi sự ủng hộ của các nước tiến bộ.... khi cần sẵn sàng cầm vũ khí đấu tranh.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH.
HS : Tìm hiểu về Chiếu dời đô, tìm hiểu về Bộ quốc triều hình luật...
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi sgk
- Chuẩn bị bài 17: Đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý, Trần, Hồ (thế kỉ XI- Đầu thế kỉ XV)

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.