Giáo án lịch sử 7: Bài Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần phần 2

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần phần 2. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..

TIẾT 28 - BÀI 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
THỜI TRẦN
II-SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết: Sự phát triển về văn hóa thời Trần
- HS hiểu:
+ Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ta dưới thời Trần rất phong phú, đa dạng.
+ Nền Văn học phong phú mang đậm bản sắc dân tộc.
+ Giáo dục, KH - KT đạt trình độ cao, nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu.
- HS vận dụng: Hào khí Đông A trong các tác phẩm văn học thời Trần
2.Kĩ năng:
a.Rèn kĩ năng: nhận xét, so sánh.
b.Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa
3.Tư tưởng,thái độ
- Bồi dưỡng cho HS ý thức giữ gìn, phát huy nền văn hóa dân tộc và niềm tự hào dân tộc.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Bảng phụ
- Một số tranh ảnh các thành tựu văn hóa thời Trần
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh? Nhận xét.
- Em hãy trình bày vài nét về tình hình xã hội thời Trần
3.Dạy và học bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV: ở bài học trước,chúng ta đã thấy dưới thời Trần mặc dù phải trải qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nhưng nền kinh tế rất phát triển.Vậy trên các lĩnh vực khác như văn hoá,giáo dục,khoa học,nghệ thuật như thế nào? Đó là nôi dung của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: + Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ta dưới thời Trần rất phong phú, đa dạng.
+ Nền Văn học phong phú mang đậm bản sắc dân tộc.
+ Giáo dục, KH - KT đạt trình độ cao, nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(7’): Tìm hiểu những nét chính về đời sống văn hoá
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân.
GVgiảng: Sinh hoạt Văn Hóa thời Trần được thể hịên ở các mặt: Tín ngưỡng, Sinh hoạt văn hóa dân gian. Ở thời Trần tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân.
H: Hãy kể tên một vài tín ngưỡng trong nhân dân ở thời Trần?

H: Về tôn giáo thời Trần có điểm gì đáng chú ý?
H: So với thời Lý có gì khác?
GV: Khác với thời Lý: Đạo Phật không phát triển bằng thời Lý, đạo nho phát triển mạnh mẽ hơn.

H: Tại sao dưới thời Trần,đạo nho lại phát triển mạnh mẽ?
GV: Do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị
H: Ở thời Trần có những nhà Nho tiêu biểu nào? Em hãy giới thiệu 1 nhà Nho mà em biết?
GV: GV giới thiệu: Chu Văn An.
GVgiảng: Về sinh hoạt văn hóa dân gian và phong tục, tập quán của nhân dân thời Trần.
H: Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về sinh hoạt văn hóa dân gian và phong tục, tập quán của nhân dân thời Trần?
GV: Kết luận: Cáchoạt động văn hóa rất phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc dân tộc.
H: Dựa vào SGK em hãy cho biết văn hóa thời Trần có đặc điểm gì?
+ GV chuyển ý sang mục 2.
Hoạt động 2(9’):T ìm hiểu đặc điểm văn học thời Trần
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân,nhóm
H: Dựa vào SGK em hãy cho biết văn học thời Trần có đặc điểm gì?
H: Hãy kể tên một số tác phẩm mà em biết?
GV:.
GV: Giới thiệu văn bản “Hịch Tướng Sĩ” của TRần Quốc Tuấn.
GV : yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn(5)
?Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước,niềm tự hào dân tộc ?
GV:

Hoạt động 3(7’) : Tìm hiểu những nét chính về tình hình giáo dục và những thành tựu khoa học kĩ thuật thời Trần .
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
H: Em hãy trình bày vài nét về tình hình giáo dục thời Trần

H: Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thời Trần? So với thời Lý có gì tiến bộ hơn?
GV: Giáo dục được quan tâm phát triển: Trường học được mở rộng; các kì thi được tổ chức đều đặn, có qui củ, nề nếp).
- So với thời Lý đã phát triển hơn.
GV: Minh họa: Đọc cho HS nghe đoạn trích “Phép Thi”thời Trần của Phan Huy Chú. “Năm 1396, có chiếu định cách thi cử …. hơn phép nà (Lịch triều hiến chương loại chí)
H: Hãy điểm lại một số thành tựu về KH -KT thời Trần?
GV: Giảng, nêu dẫn chứng minh họa, nhấn mạnh:
+ Đại Việt Sử Kí là một bộ Lịch Sử đầu tiên của nước ta.
+ Trần Quốc Tuấn là một quân sự tài ba.
H: Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về tình hình GD, KH - KT thời Trần?
GV: Nhấn mạnh: GD, KH - KT thời Trần phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực. Có nhiều đóng góp cho nền VH dân tộc, tạo bước phát triển cao hơn cho nền văn minh Đại Việt.
Hoạt động 4(7’): Tìm hiểu những thành tựu về kiến trúc , điêu khắc
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
H: Em hãy kể tên những công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu thời Trần?
GV: Sử dụng ảnh:
Tháp Phổ Minh,Thành TâyĐô.
+ Giới thiệu vài nét về 2 công trình này.
- Tiếp đó sử dụng H 38(SGK): Yêu cầu HS quan sát.
H: Quan sát H.38 em thấy hình Rồng thời Trần có gì khác thời Lý?
GV:
H: Nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần là gì?
GV: GV: Nhấn mạnh nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần là gì?

HS đọc SGK

- Thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, có công với đất nước

- Có phát triển, nhưng không mạnh bằng thời Lý
+ Nhiều ngời đi tu kể cả những người thuộc giai cấp thống trị
+ Chùa chiền mọc lean khắp nơi

Nho giáo ngày càng được nâng cao và được chú ý hơn do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị

- Hs trả lời

- các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng nhiều vẻ mang đậm tính dân tộc

- phong phú, mang bản sắc dân tộc, chứa đựng lòng yêu nước, tự hào nhân dân
- Hịch tướng sĩ
- Phò giá về kinh
- Phú sông Bạch Đằng

Hịch Tướng Sĩ, Phò Giá Về Kinh, Bài Phú Sông Bạch Đằng

HS thảo luận:
Đó là do thời Trần,giáo dục thi cử được thịnh hành,phát triển đã đào tạo được nhiều nho sĩ tri thức giỏi.hơn nữa sau cuộc kháng chiến chống Mông-nguyên đầy gian lao nhưng đã thắng lợi vẻ vang.Lòng tự hào,yêu quê hương đất nước và ý thức tự cường dân tộc đã được khơi dậy ở các nho sĩ,tri thức và các nhà thơ

- Giáo dục: trường học mở ra ngày càng nhiều, các kì thi chọn người giỏi được tổ chức thường xuyên
- Giáo dục được quan tâm phát triển: Trường học được mở rộng; các kì thi được tổ chức đều đặn, có qui củ, nề nếp).

- Hs lĩnh hội

- Hs trả lời: Các lĩnh vực như y học, thiên văn học, khoa học…cũng phát triển. Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được súng thần cơ và biết đóng các loại thuyền lớn

Phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực và có nhiều đóng góp cho nền văn hóa dân tộc, tạo bước phát triển cao nền văn minh Đại Việt

Nhiều công trình kiến trúc có giá trịi ra đời: Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô..

Uy nghiêm hơn, trau chuốt hơn, tinh xảo và rõ nét hơn.

+ Quy mô hoành tráng, đồ sộ.
+ Nghệ thuật đa dạng tinh tế, trau chuốt.

1. Đời sống Văn Hóa.

- Tín ngưỡng: Cổ truyền phổ biến trong nhân dân: Thờ tổ tiên, các vị anh hùng .
- Tôn giáo:
+ Đạo Phật, đạo Nho đều phát triển.
+ Nho giáo phát triển mạnh tiêu biểu là nho giáo Chu Văn An.

- Nghệ thuật: Nhân dân thích ca hát, nhảy múa, chèo, tuồng, múa rối, đấu vật, đua thuyền.
- Tập quán:
+ Sống giản dị, trọng nhân nghĩa.
+ Giàu tinh thần thượng võ, yêu quê hương , đất nước tha thiết.

2. Văn Học:

- Phát triển mạnh cả chữ Nôm Và chữ Hán.
- Chứa đựng nội dung phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc  Làm rạng rỡ cho nền văn hóa Đại Việt.
- Nhiều nhà văn, nhà thơ tác phẩm nổi tiếng: Hịch Tướng Sĩ.

3. Giáo dục và Khoa học - Kĩ thuật.

* Giáo dục: Phát triển.
- Trường học mở ra ngày càng nhiều ( trường công , trường tư )
- Các kì thi chọ nhân tài được tổ chức thường xuyên có qui củ, nề nếp.

*Khoa học - Kĩ thuật
- Sử học: Lập ra Quốc Sử Viện.
+ 1272: Bộ “Đại Việt Sử Kí”của Lê Văn Hưu ra đời.
- Quân sự: Binh Thư Yếu Lược của Trần Quốc Tuấn.
- Y học: Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây thuốc Nam.
- Thiên văn học: Đặng Lệ, Trần Nguyên Đán.
- Kĩ thuật: Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ .
4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.

* Kiến trúc: Xuất hiện nhiều công trình có giá trị: Tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô.

* Điêu khắc:
- Tượng: Hổ, sư tử, trâu, chó.
- Hình rồng khắc trên đá.

 Tóm lại:
- Nét độc đáo là:
+ Quy mô hoành tráng, đồ sộ.
+ Nghệ thuật đa dạng tinh tế, trau chuốt.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Nối cột A với cột B sao cho phù hợp
Tác phẩm Nối Tác giả
Hịch tướng sĩ Trương Hán Siêu
Phú sông Bạch Đằng Trần Quang Khải
Phò giá về kinh Trần Quốc Tuấn
Đại Việt sử kí Lê Văn Hưu

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Tìm hiểu và sưu tầm “ Hào khí đông a” trong các tác phẩm văn học thời Trần

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến bài học
4. Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị bài 16: sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
- Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV
- Các cuộc khởi nghĩa ở nửa cuối Thế kỉ XIV

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.