Giáo án lịch sử 7: Bài Ấn Độ thời phong kiến

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ấn Độ thời phong kiến. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn………………………… Ngày dạy……………………………

TIẾT 6 - BÀI 5:
ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- HS biết:ấn Độ thời phong kiến
- HS hiểu:
+ Những chính sách cai trị của vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của Ấn Độ thời phong kiến.
+ Một số thành tựu của Văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại.
- HS vận dụng:Đánh giá về các thành tựu văn hóa ấn Độ.
2.Kĩ năng
a.Rèn kĩ năng: tổng hợp kiến thức
b.Năng lực cần hình thành:Tái hiện sự kiện lịch sử,giải quyết vấn đề,thực hành bộ môn.
3.Tư tưởng,thái độ
- HS thấy được đất nước Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hóa của nhiều dân tộc Đông Nam Á
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp: Trực quan,so sánh,phân tích đánh giá,tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Bản đồ Ấn Độ
-Tranh ảnh vế các công trình kiến trúc, điêu khắc Ấn Độ
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chính sách cai trị của nhà Tống, nhà nguyên có gì khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó?
- Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực Văn Hóa - KH của Trung Quốc dưới thời PK?
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Giới thiệu về ấn Độ: Ấn Độ -một trong những trung tâm văn minh lớn nhất của nhân loại cũng được hình thành từ rất sớm.Với một bề dày lịch sử và những thành tựu văn hoá vĩ đại, Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại.Để tìm hiểu về quốc gia này cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: “Ấn Độ thời phong kiến”
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: + Những chính sách cai trị của vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của Ấn Độ thời phong kiến.
+ Một số thành tựu của Văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động 1(15’): tìm hiểu Ấn Độ thời phong kiến
H:Vương triều Gúp-ta ra đời vào thời gian nào?

H: Sự phát triển của Ấn Độ đưới vương triều Giup-ta được thể hiện ở những mặt nào?

GV giảng mở rộng: Dưới vương triều Gup-ta trong thời đại trị vì của vua Sanđra Giup-ta II, Ấn Độ đạt tới một trình độ văn minh chưa hề có trước đó. Nó được biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế văn hóa.
GV Nhưng thời kì hưng thịnh của vương triều Gúp-ta chỉ kéo dài đến giữa thế kỉ V và đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.
H: Vương triều Hồi Giáo Đê - Li ra đời trong hoàn cảnh nào

H: Dựa vào SGK em hãy cho biết người Hồi Giáo đã thi hành những chính sách gì?
H: Chính sách dó đã dẫn đến hậu quả gì?

H: Vương triều Hồi Giáo ĐêLi tồn tại trong bao lâu?

H: Vua A-cơ-ba đã áp dụng những chính sách gì để cai trị Ấn Độ?
GV: Nhấn mạnh những chính sách cai trị của vua Acơba.

GV: Chuyển ý sang mục 3.

Hoạt động 2(15’): tìm hiểu Văn hóa ấn Độ.
GV: Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại. Nền văn hóa Ấn Độ đạt nhiều thành tựu.
*Tích hợp giáo dục môi trường
H: Dựa vào SGK em hãy điểm lại những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ

H: Chữ viết đầu tiên của người Ấn Độ là chữ gì? Dùng để làm gì?

GV giảng: Kinh Vê Đa là bộ kinh cầu nguyện cổ nhất có nghĩa là “Hiểu Biết” gồm 4 tập
H: Em hãy kể tên các tác phẩm văn học nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết?
GV: Giới thiệu vài nét về nhà thơ: Ki Li Đa Sa.
GV: Cho HS xem hình 11 (SGK) “Chùa hang A-jan-ta” và Lăng Taj ma han
GV giới thiệu vài nét về công trình này.
H: Kiến trúc Ấn Độ có gì đặc sắc?

H : Qua bài học nay em biết gì về Ấn Độ ?

-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp

-1 HS trình bày sự ra đời của Vương triều Gúp-ta
-1 HS trình bày theo SGK

---> Phát triển về cả mặt kinh tế, xã hội và văn hóa

-1 HS trình bày hoàn cảnh ra đời của Vương triều Hồi Giáo Đê - Li
---> TK XII người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền bắc Ấn Độ lập nên vương triều Hồi Giáo ĐêLi
-1 HS trình bày theo SGK những chính sách của người Hồi Giáo

-1 HS trình bày theo SGK hậu quả của những chính sách đó

-1 HS trình bày hiểu biết cá nhân
---> Thế kỉ XII-XVI bị ngưòi Mông Cổ tấn công và lật đổ
- THực hiện các biện pháp để xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi Giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa

-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp

-1 HS trình bày theo SGK những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ
?+ Chữ Viết
+ Văn Học
+ Kiến Trúc
-1 HS trình bày theo SGK Chữ viết đầu tiên của người Ấn Độ
---> Chữ Phạn dùng để sáng tác Văn học, thơ ca, các bộ kinh là nguồn gốc của chữ Hin - Đu.

-1 vài HS trình bày hiểu biết cá nhân

-1 HS trình bày theo SGK về kiến trúc Ấn Độ
---> -Kiến trúc Hin-đu: tháp nhọn,nhiều tầng,trang trí bằng phù điêu
- Kiến trúc phật giáo:chùa xây hoặc khoét sâu vào vách núi,tháp có mái tròn như bát úp....

-1 vài HS trình bày ý kiến cá nhân
---> Là 1 đất nước hình thành sớm và có nhiều thành tựu rực rỡ 1. Những trang sử đầu tiên ( Không dạy theo chương trình giảm tải)

2. Ấn Độ thời phong kiến
a) Vương triều Giup-ta: (TK IV – TK XII).

- Luyện kim rất phát triển: Chế tạo được cột sắt không rỉ.
- Nghề dệt: Tấm vải mỏng, mềm, nhẹ, nhiều màu sắc.
- Nghề kim hoàn: vàng, bạc, ngọc.

b) Vương triều Hồi Giáo Đê-Li (TK XII - XVI)

- Ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn.
- Cấm đoán đạo Hin - Đu.
Mâu thuẫn dân tộc

c) Vương triều Mô-Gôn (TK XVI-giữa TK XIX)
- Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo.
- Thủ tiêu đặc quyền của Hồi Giáo.
- Khôi phục kinh tế.
- Phát triền văn hóa.
3. Văn hóa ấn Độ:

- Chữ viết: Chữ Phạn.

- Văn học: Sử thi, kịch, thơ ca…

- Kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
+ Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của ấn Độ
+ Điểm lại những thành tựu cơ bản của Ấn Độ dưới vương triều GiupTa.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Em có biết di sản văn hóa nào của Việt Nam thể hiện sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ?( Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam; Hoàng thành Thăng Long...)

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số hình ảnh
- Học bài cũ, làm bài tập lịch sử
- Sưu tầm thêm những thành tựu các nước Đông Nam Á.
- Tìm hiểu thêm những tư liệu liên quan đến lịch sử Ấn Độ giai đoạn trên.
- Chuẩn bị bài : Các quốc gia phong kiến ĐNÁ
+ Đọc trước bài mới và trả lời các câu hỏi trong sgk
* Phụ lục:
G: Tư liệu về Kaliđasa - nhà thơ vĩ đại trong nền văn học cổ điển Ấn độ. Ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được người chăn bò nuôi nấng lớn lên tuy đần độn nhưng khỏe mạnh được nàng công chúa yêu mến xin vua cha cho lấy Kaliđasa, được sống trong thời đại hoàng kim, được tiếp xúc với nguồn cảm hứng dồi dào trong tập kinh Vê – đa….ông đã tạo nhiều tác phẩm bất hủ cho nền văn học Ấn Độ, tiêu biểu 3 vở kịch, một số tác phẩm thơ trữ tình, kịch thơ.

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.